Sáng 5/10, Hội nghị thường niên Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (INWES – APNN) 2024 được tổ chức long trọng tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội nghị thường niên Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (INWES – APNN) 2024. Ảnh: Hoàng Toàn |
Phát biểu chào mừng Hội nghị, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự của Hội Nữ trí thức Việt Nam nhấn mạnh vai trò then chốt của mạng lưới INWES và APNN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Với sự tham gia của 15 quốc gia/vùng lãnh thổ, Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APNN) đã trở thành một diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, kỹ sư nữ chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau giải quyết những thách thức chung.
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự của Hội Nữ trí thức Việt Nam phát biểu chào mừng Hội nghị. Ảnh: Hoàng Toàn |
GS.TS Nguyễn Thị Doan cũng khẳng định, việc đăng cai tổ chức Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ Châu Á-Thái Bình Dương 2024 là một thành công lớn của Hội Nữ trí thức Việt Nam, là một minh chứng rõ ràng về sự năng động, sáng tạo và tầm nhìn của Hội Nữ trí thức Việt Nam, đồng thời góp phần triển khai Nghị quyết 45-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Sự thành công của Hội nghị, không chỉ thể hiện vai trò quan trọng của nữ trí thức trong xã hội mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế về lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Hội nghị là dịp để các nhà khoa học nữ trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về các vấn đề cấp bách như "Giới và STEM" và "Sức khỏe và Môi trường", hướng đến sự phát triển bền vững. Chủ tịch Danh dự Hội NTT Việt Nam bày tỏ hy vọng Hội nghị sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn nữa giữa các nhà khoa học nữ, cùng nhau đóng góp cho sự phát triển chung của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới.
TS. Sarah Peers, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế (INWES) các nhà khoa học, các kỹ sư nữ chia sẻ các dự án của mình, tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác để nhân rộng các dự án của mình. Ảnh: Hoàng Toàn |
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Sarah Peers, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế (INWES) đã giới thiệu về Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế (INWES), một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM.
Bà nhấn mạnh INWES là cầu nối hiệu quả, giúp các nhà khoa học và kỹ sư nữ truyền tải ý kiến, kiến nghị của mình đến các nhà lãnh đạo cấp cao trong khu vực và các tổ chức quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo và quyết định của phụ nữ trong lĩnh vực STEM, một vấn đề đã được thảo luận sâu rộng tại hội nghị chuyên đề chiều hôm qua.
"Chúng ta cần thấy nhiều phụ nữ hơn nữa tham gia lãnh đạo, tham gia vào lĩnh vực STEM, tham gia nghiên cứu khoa học", TS. Sarah Peers kêu gọi.
Để đạt được mục tiêu này, bà cho rằng việc chia sẻ các dự án nghiên cứu đang thực hiện là vô cùng cần thiết. Thông qua việc chia sẻ, các nhà khoa học nữ có thể kêu gọi đầu tư, tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác để phát triển, nhân rộng các dự án của mình. Bà Saral cũng lưu ý rằng, do sự khác biệt về văn hóa và điều kiện khu vực, một dự án có thể không nhận được nhiều sự hỗ trợ ở khu vực này nhưng lại có tiềm năng lớn ở khu vực khác. Vì vậy, việc chia sẻ và kết nối thông qua mạng lưới INWES sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà khoa học và kỹ sư nữ.
Tại 2 Hội nghị khoa học chuyên đề về "Giới và STEM", "Sức khỏe và Môi trường” diễn ra vào chiều 4/10, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho những vấn đề cấp bách này.
Trong báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị, TS. May Rose Imperial, Quản lý Dự án, Hội đồng công nghệ Philippine (PTC) cho biết các chủ đề đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các nhà khoa học. Các phiên thảo luận đã mang lại những kinh nghiệm quý báu và những giải pháp thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề chung của thế giới.
Hội nghị đã tiến hành vinh danh các đại biểu đã tham gia báo cáo tại hai Hội nghị khoa học chuyên đề. Ảnh: Hoàng Toàn |
Hội nghị đã tiến hành vinh danh các đại biểu đã tham gia báo cáo tại hai Hội nghị khoa học chuyên đề. Ảnh: Hoàng Toàn |
Trong khuôn khổ Hội nghị, bà Roseni Dearden, đại diện INWES-APNN, đã trình bày tổng quan về dự án “Herstories” - dự án trọng điểm của mạng lưới, tập trung vào các sáng kiến hỗ trợ sự phát triển của nữ khoa học gia và kỹ sư trong khu vực. Ảnh: Hoàng Toàn |
Điểm nhấn của Hội nghị là hoạt động Báo cáo hoạt động thường niên của 11 quốc gia/vùng lãnh thổ. Dưới sự chủ trì của TS. Juana T.Tapel, Chủ tịch APNN và GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội NTTVN, Đại diện các nước thành viên như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Đài Loan và Việt Nam đã lần lượt báo cáo về những hoạt động nổi bật, thành tựu đạt được và thách thức gặp phải trong năm qua.
Các đại biểu tham dự Hội nghị theo dõi báo cáo hoạt động thường niên của 11 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ảnh: Hoàng Toàn |
Trong khuôn khổ Hội nghị, Ban Lãnh đạo INWES - APNN đã tiến hành cuộc họp để thảo luận về các vấn đề quan trọng của mạng lưới, bao gồm chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động trong tương lai và phương thức tăng cường hợp tác giữa các thành viên.
Các đại biểu tham dự Hội nghị theo dõi báo cáo hoạt động thường niên của 11 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ảnh: Hoàng Toàn |
Các đại biểu tham dự Hội nghị theo dõi báo cáo hoạt động thường niên của 11 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ảnh: Hoàng Toàn |
Các đại biểu tham dự Hội nghị theo dõi báo cáo hoạt động thường niên của 11 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ảnh: Hoàng Toàn |
Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố Hà Nội nhằm thể hiện tầm nhìn và quyết tâm mạnh mẽ của các thành viên APNN trong việc thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của phụ nữ trong khoa học và công nghệ để hướng tới sự phát triển bền vững. Các thành viên cam kết hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức để trao quyền cho phụ nữ trong STEM, đồng thời giải quyết những thách thức chung như sự thiếu đại diện của phụ nữ trong lĩnh vực này và tác động của biến đổi khí hậu.
GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: Hoàng Toàn |
Phát biểu bế mạc Hội nghị, GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đánh giá cao những kết quả đạt được và bày tỏ hy vọng về sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các nhà khoa học nữ trong tương lai.
Trước toàn thể Hội nghị, TS. Juana T. Tapel, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chuyển giao quyền đăng cai tổ chức Hội nghị INWES-APNN 2025 cho Hàn Quốc.
TS. Juana T. Tapel, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chuyển giao quyền đăng cai tổ chức Hội nghị INWES-APNN 2025 cho Hàn Quốc. Ảnh: Hoàng Toàn |
Tại Hội nghị, Đại diện KWSE - Hàn Quốc đã giới thiệu về kế hoạch tổ chức Hội nghị INWES-APNN 2025, bao gồm chủ đề chính, thời gian, địa điểm và các hoạt động dự kiến, bày tỏ mong muốn được chào đón các đại biểu đến với Hàn Quốc vào năm sau.
Đại sứ Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Hội NTT Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị phát biểu cảm ơn. Ảnh: Hoàng Toàn |
Hội nghị INWES-APNN 2024 đã khép lại, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về sự hợp tác và tinh thần đoàn kết của các nhà khoa học nữ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Sự kiện cũng góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nữ trí thức trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Các đại biểu tham gia Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hoàng Toàn |
Hội nghị INWES - APNN 2024: Coi trọng chất lượng nội dung
Sáng 19/8, Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức cuộc họp Thường trực (mở rộng) thống nhất công tác chuẩn bị Hội nghị INWES - APNN 2024.