G7 đã bảy tỏ mong muốn tìm ra một cơ chế phức tạp để áp giá trần lên dầu Nga, nhằm nỗ lực siết chặt nguồn thu của Tổng thống Vladimir Putin. Với nền tảng tài chính của Moskva, Nga vẫn có đủ khả năng cắt giảm từ sản lượng dầu thô 5 triệu thùng mỗi ngày đang cung ứng, mà không gây tổn hại quá mức đến nền kinh tế.
Tuy nhiên, động thái này lại có thể ảnh hưởng đến thế giới. Cụ thể, nếu Nga cắt giảm 3 triệu thùng hàng ngày sẽ đẩy giá dầu Brent lên 190 USD mỗi thùng. Nếu Nga dừng bơm ra 5 triệu thùng, giá có thể ở mức 380 USD.
Các nhà phân tích JPMorgan cho rằng rủi ro rõ ràng nhất và có khả năng xảy ra với giá dầu là Nga có thể chọn trả đũa bằng cách giảm xuất khẩu.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đến nay vẫn kiên định với chiến lược tăng đều đặn sản lượng dầu của mình, bất chấp áp lực từ phương Tây. OPEC+ quyết định tăng sản lượng thêm 648.000 thùng mỗi ngày trong tháng 7 và tháng 8.
Các nhà phân tích cho rằng, kể từ tháng 8, việc cắt giảm sản lượng theo kế hoạch đã công bố vào năm 2020 sẽ "hoàn toàn không bị ràng buộc". Giá dầu toàn cầu đã giảm từ gần 123 USD mỗi thùng vào đầu tháng 6 xuống dưới 112 USD, do lo ngại suy thoái xuất hiện. Nhu cầu về nhiên liệu giảm khi nền kinh tế thế giới co lại.
Tuy nhiên, châu Âu đang nỗ lực để nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu của Nga, làm gia tăng sự cạnh tranh với các nguồn cung thay thế. OPEC + có khả năng chỉ đạt được một nửa mục tiêu, là tăng sản lượng trong tháng 8 khi công suất dự phòng giảm dần.
Giữa tháng 7, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có chuyến đi đến Saudi Arabia. Ông Biden cho biết không có kế hoạch trực tiếp yêu cầu Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman tăng sản lượng dầu. Theo ông, trách nhiệm thuộc về tập thể các quốc gia vùng Vịnh.
Kiểm toán Nhà nước thông tin giá kit test COVID-19 có nơi tới 1 triệu đồng/bộ
Kiểm toán Nhà nước cho biết tùy từng thời gian, địa điểm, giá kit test dao động từ 300.000 đồng đến một triệu đồng mỗi bộ.