Khoảng cách về tiêm chủng vaccine giữa các nước giàu và nghèo ngày càng lớn

Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia cũng cam kết hợp tác sản xuất và phân phối tới một tỷ liều vaccine, với trọng tâm phân phối ở Đông Nam Á.

Khoảng 1/4 người trưởng thành ở Mỹ, tức hơn 66 triệu người, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng. Hơn 1/3 dân số Mỹ, tức hơn 112 triệu người, đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó hơn 43% người trưởng thành và gần 77% người trên 65 tuổi. Gần 175 triệu liều vaccine đã được tiêm, chiếm khoảng 76% trong tổng số hơn 229 triệu liều đã được phân phối ở Mỹ. 

Anh cũng đã có hơn 6 triệu người tiêm chủng, hơn 31,8 triệu người của quốc gia 66,65 triệu dân đã tiêm ít nhất một liều vaccine.

Khoảng cách về tiêm chủng vaccine giữa các nước giàu và nghèo ngày càng lớn

Trong khi đó, Covax, dự án phân phối vaccine công bằng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn, đặt mục tiêu có đủ số vaccine để cung cấp cho 20% dân số của những quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia chương trình cho tới cuối năm 2021. Nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo, mục tiêu khiêm tốn này nhiều khả năng khó có thể hoàn thành đúng hạn.

Đáng chú ý nhất là Israel với 57% dân số đã hoàn thành tiêm chủng vào ngày 7/4, Chile 22% và Mỹ hay Anh.

Ít nhất 5% dân số toàn cầu đã được tiêm ít nhất một mũi tiêm, với con số thực tế có thể dao động khoảng 6-7%.

Các thỏa thuận ưu tiên cung cấp, hạn chế xuất khẩu và các phương thức tích trữ vaccine khác của nhiều nước giàu đã góp phần khiến nguồn cung giảm mạnh trên toàn cầu và buộc các quốc gia phải tranh giành đặt hàng.

Dự án Covax đã chuyển gần 38,4 triệu liều vaccine Covid-19 tới 102 quốc gia và vùng lãnh thổ sau 6 tuần khởi động. Tuy nhiên, khi được chia cho hơn 100 nơi, số lượng vaccine này chỉ là một lớp bảo vệ mỏng manh.

Trong khi Mỹ đang tiêm chủng hàng triệu liều vaccine mỗi ngày, một số quốc gia vẫn đang chờ đợi những mũi tiêm đầu tiên hoặc chỉ vừa khởi động chương trình tiêm chủng. Một ước tính gần đây của WHO chỉ ra châu Phi chỉ chiếm 2% trong tổng số 690 triệu liều vaccine được tiêm chủng trên toàn cầu.

Tính tới cuối tháng 3, ít nhất 30 quốc gia trên thế giới chưa tiêm chủng cho bất kỳ người dân nào và nhiều nước đang phát triển từ Bangladesh tới Tanzania, Peru có thể phải đợi tới năm 2024 mới có thể tiêm chủng cho toàn bộ người dân. Nhiều quan chức và chuyên gia tranh luận rằng việc thu hẹp khoảng cách về vaccine không chỉ là nghĩa vụ mà còn phải là mối quan tâm đối với các nước giàu.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 5/4 kêu gọi tăng tốc phân phối vaccine cho những nước nghèo, khi cảnh báo đại dịch có thể đẩy 150 triệu người vào cảnh nghèo đói và đe dọa tốc độ tăng trưởng.  Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đề cập tới mối đe dọa của biến chủng.

Điều phối viên ứng phó Covid-19 toàn cầu từng kêu gọi các nước giàu chia sẻ 5% lượng vaccine dư thừa sau khi tiêm chủng cho 20% dân số của họ.

Trong khi 41% nói rằng việc chuyển giao vaccine nên được tiến hành ngay lập tức, 28% muốn đợi tới khi những người Mỹ có nguy cơ cao được tiêm chủng và 31% muốn đợi tới khi Mỹ tiêm chủng cho tất cả người dân muốn tiêm.

Tại Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu hồi tháng 2 đề xuất tặng vaccine cho 20 đồng minh nước ngoài, nhưng kế hoạch đã bị trì hoãn do vấp phản đối và các vụ kiện tụng trong nước.

Các động thái của chính quyền Biden cho đến nay đều tập trung vào những nỗ lực dài hạn để thúc đẩy triển khai vaccine toàn cầu. Hồi tháng 2, Nhà Trắng tuyên bố hỗ trợ tới bốn tỷ USD cho Covax, bao gồm hai tỷ mà quốc hội Mỹ đã phân bổ vào tháng 12 năm ngoái.

Thanh Mai

Chuyện Hà Nội cũ: Thuốc lào Giang Ký

Chuyện Hà Nội cũ: Thuốc lào Giang Ký

Đến mùa hái thuốc, chủ hãng thuốc lào Giang Ký về quê, báo tin cho bà con, ai có thuốc lào thì ghi tên vào bánh thuốc để làm bánh chiêu hàng...