Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 năm 2022: Đặc sản nông sản và văn hóa đặc trưng cùng tưng bừng khoe sắc

Cây sầu riêng cùng giống, được trồng ở Khánh Sơn đã cho ra trái có chất lượng thơm, ngon hơn những nơi khác...

Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP.Nha Trang già 80km về hướng Tây Nam, được biết đến là vùng đất hiền hòa, thổ nhưỡng thích hợp với hầu hết các loại cây ăn trái. Ở đây, khí hậu mát mẻ hơn các huyện, thị khác trong tỉnh; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, chính là điều kiện thuận lợi để Khánh Sơn phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, không chỉ của tỉnh Khánh Hòa mà còn của cả khu vực Miền Trung- Tây Nguyên. Đặc biệt, theo đánh giá so sánh của nhiều thương lái, thương gia trong và ngoài nước, sau khi khảo sát thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực, họ nhận định: cây sầu riêng cùng giống, được trồng ở Khánh Sơn đã cho ra trái có chất lượng thơm, ngon hơn những nơi khác...

Vương quốc trái cây hứa hẹn đặc sản sầu riêng Musang King đặc sắc

Đến nay, đã 17 năm sản phẩm sầu riêng đặc sắc ở Khánh Sơn được khám phá. Từ khi các cán bộ nông nghiệp huyện Khánh Sơn mang trên 2.000 cây sầu riêng giống từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam về cho nông dân địa phương trồng thí điểm (cuối năm 1999), vụ mùa đầu tiên dù năng suất chưa cao (năm 2005), nhưng người nông dân thu được kết quả bất ngờ (1 triệu đồng/cây), với chất lượng trái sầu riêng Khánh Sơn vỏ mỏng, thịt ráo, cơm vàng, hạt lép, độ thơm ngon đặc biệt đã được thị trường ưa chuộng.

Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 năm 2022: Đặc sản nông sản và văn hóa đặc trưng cùng tưng bừng khoe sắc

Năm 2006, phòng Nông nghiệp huyện Khánh Sơn đã xây dựng và triển khai đề án 500ha đất chuyên canh cây sầu riêng, thực hiện chính sách hỗ trợ người dân về giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc từ khâu đào hố, chuẩn bị đất, bón phân, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100% .

Đến năm 2011, cây sầu riêng đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn với tổng diện tích trồng gần 700ha và đã có trên 300ha sầu riêng đang vào mùa thu hoạch. Sau gần 20 năm triển khai thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Khánh Sơn đã chuyển đổi thành công hơn 3.300 ha từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng ăn trái có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, giai đoạn 2017-2021, huyện Khánh Sơn đã chuyển đổi được 976,27ha.

Hiện nay, Khánh Sơn đã trở thành nguồn cung ứng sầu riêng chất lượng cao, nối tiếp trái mùa với ĐăkLăk, Miền Tây Nam bộ, cho nhiều thương lái đáp ứng thị trường cả nước và xuất khẩu.

Ông Yin Ying- chuyên gia thị trường của một tập đoàn Trung Quốc, sau khi khảo sát, thưởng thức sầu riêng Khánh Sơn, ông khẳng định: Tôi đã thưởng thức hết các loại sầu riêng trồng nhiều nơi ở Việt Nam, cùng giống sầu riêng Moong Thoong- Thái Lan, nhưng nó đều không thơm, ngon đặc biệt như ở đây...

Đặc biệt, tại một trong những nông trang sầu riêng lớn nhất huyện Khánh Sơn (sấp xỉ 100ha), diện tích vào mùa thu hoạch năm nay gần 70 tấn, gia đình bà Cao Thị Phước đang bận rộn giao hàng cho thương lái Lan Tươi- từ Đắk Lắk xuống thu mua. Chồng bà Phước cho biết: hiện có gần 50ha trên tổng diện tích, gia đình chúng tôi đang đầu tư sầu riêng Musang King, là giống sầu riêng nổi tiếng của Malaysia. Chúng tôi đã sang đó mua giống đưa máy bay về. 2 năm nữa, chúng tôi mới thu hoạch và có sản phẩm sầu riêng Musang King Khánh Sơn trình làng... Tuy nhiên, chúng tôi biết quy mô sản xuất tại địa phương hiện nay còn nhỏ và manh mún; công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng,... Chúng tôi sẵn sàng tập trung cho yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, nhưng đồng thời chúng tôi rất cần sự đồng hành bảo hộ của Nhà nước mình...

Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 năm 2022: Đặc sản nông sản và văn hóa đặc trưng cùng tưng bừng khoe sắc

Được biết, hiện sầu riêng Musang King trên thị trường Việt Nam có giá từ 500.000-8000.000 ngàn đồng/kg.  

Từ khi chất lượng đặc sắc của sầu riêng Khánh Sơn được phát hiện, nhiều sản phẩm nông nghiệp khác như mía tím, bưởi da xanh, măng cụt, táo, chôm chôm,... cũng được người tiêu dùng và thị trường quan tâm, biết đến nhiều hơn. Riêng sản phẩm sầu riêng đã được Cục Sỡ hữu Trí tuệ, Bộ KH-CN công nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Sầu riêng Khánh Sơn. Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam bình chọn thương hiệu Sầu riêng Khánh Sơn là “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019”.

Huyện núi thưa dân, đông sắc tộc, phong phú bản sắc

Sau 15 năm ra đời và được người tiêu dùng đánh giá cao, sản phẩm sầu riêng Khánh Sơn cũng đã chính thức được tôn vinh tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ nhất- năm 2019.

Ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất, kích cầu khai thác thế mạnh huyện núi Khánh Sơn. Từ ngày 04-07/08/2022, Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 cũng đã chính thức khai mạc và tưng bừng trên khắp phố huyện. Ngoài tôn vinh sản phẩm sầu riêng đặc sắc và vương quốc trái cây Khánh Sơn, Lễ hội trái cây năm nay còn hướng đến giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, du lịch của vùng đất Khánh Sơn; giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận thông tin, tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp; giới thiệu hình ảnh, con người và văn hóa độc đáo của huyện núi Khánh Sơn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội huyện núi thành đô thị sinh thái núi rừng, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng phát triển bền vững.

Huyện miền núi Khánh Sơn có diện tích tự nhiên gần 34.000hađơn vị hành chính cấp xã và 1 phố núi- Thị Trấn Tô Hạp. Toàn huyện có dân số trên 26.000 người, bao gồm 21 dân tộc anh em, trong đó gần 75% là dân tộc Raglai.

Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 năm 2022: Đặc sản nông sản và văn hóa đặc trưng cùng tưng bừng khoe sắc

Những ngày lễ hội tưng bừng diễn ra, phố núi Tô Hạp- Trung tâm hành chính- chính trị - kinh tế - văn hóa đã tưng bừng với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, thu hút hàng ngàn người dân các xã trong huyện và du khách đến từ nhiều vùng miền của cả nước. Trong đó, có nhiều hoạt động vui chơi giải trí hiện đại như dù lượn, kinh khí cầu,... 

Khánh Sơn là vùng đất anh hùng. Vùng đất có nhiều anh hùng cách mạng như: Bo Bo Tới, Cao Văn Bé và nhiều gương anh dũng tiêu biểu như Năm A Cho, Tro É, Bo Bo Cà Thới, Tro Xê. Khánh Sơn còn được biết đến là vùng đất có một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của người đồng bào Raglai như Lễ ăn đầu lúa mới, lễ bỏ mã, lễ vòng đời, Lễ Tạ mã,… cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh như Đàn đá Khánh Sơn, Căn cứ địa cách mạng Tô Hạp, thác Tà Gụ,…

Khánh Sơn là điểm sáng về phát huy hiệu quả của chương trình chuyển đổi cây trồng trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể, đã chuyển đổi hơn 3.300 ha từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Với hệ sinh thái, thổ nhưỡng đặc biệt, thuận lợi cho phát triển nông sản, trái cây; với thời tiết mát mẻ dễ chịu và với bản sắc văn hóa dân tộc phong phú sắc màu, nếu được quan tâm đầu tư đúng, tạo sản phẩm OCOP phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu; quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác công- tư; phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế,... Chắc chắn trong một tương lai không xa, Khánh Sơn sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng các loại hình Du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái… là bàn đạp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương./.                                                             

         

         Quỳnh Mỹ