Một đời gắn bó với Kế toán giúp tôi có cái nhìn về tiền: Đừng nuối tiếc khoản chi đã mất, mơ làm giàu nhanh chỉ mau chóng sạt nghiệp

Cả đời gắn bó với lĩnh vực Kế toán - Tài chính đã mang đến cho tôi góc nhìn đúng đắn không chỉ về tiền bạc mà còn là cuộc sống.

1. Đừng đưa ra quyết định cuộc sống dựa trên “chi phí chìm”

Chi phí chìm (sunk cost) là chi phí mà cá nhân hoặc tổ chức đã bỏ ra trong quá khứ và không thể thu hồi bằng bất cứ cách nào. Khi nghiên cứu báo cáo tài chính, chúng tôi cần nhớ rằng chi phí chìm độc lập với các yếu tố tương lai. Vì thế, dù vẫn phải quan tâm đến chi phí chìm để cân nhắc hiệu quả và lợi ích trong các hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, chúng tôi không nên tính đến chi phí này khi đưa ra các quyết định đầu tư hay quyết định kinh doanh. 

“Chi phí chìm” trong kế toán, cũng giống như nhiều khoản chi khác trong cuộc sống. Chúng ta có thể cân nhắc chúng, nhưng tuyệt đối không được phép khiến chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của tương lai.

Lấy ví dụ về “chi phí chìm" trong cuộc sống. Chẳng hạn bạn đặt mua một đôi giày giá 2 triệu đồng qua một sàn thương mại điện tử và đã thanh toán tiền. Tuy nhiên, đôi giày không khiến bạn ưng ý. Tất nhiên bạn không thể đổi trả hoặc được hoàn tiền. Do đó, dù bạn quyết định đi đôi giày này hay không, thì vẫn không thu hồi được số tiền đã bỏ ra để mua chúng. Số tiền 2 triệu này chính là chi phí chìm. 

“Chi phí chìm” không nên đi cùng từ “tiếp tục". Những gì bạn đã đầu tư cho một cuộc hôn nhân bạo hành, một tình bạn chua chát, một công việc không hạnh phúc, một mối quan hệ độc hại sẽ không bao giờ lấy lại được. Chúng sẽ là một khoản “không vấn đề gì" nếu bạn cho mình đi tiếp và đừng tìm kiếm “khoản lỗ" từ chúng. Hãy nhớ đừng bao giờ để tương lai, các quyết định của bạn bị ảnh hưởng bởi “những thứ bạn không thể phục hồi".

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

2. Hãy tách bạch mọi thứ

Khi mới bắt đầu làm Kế toán, tôi luôn ghi “drawing” (số tiền mà chủ sở hữu hoặc cổ đông rút ra từ tài khoản của doanh nghiệp cho các mục đích cá nhân) vào báo cáo thu nhập. Điều này đến từ suy nghĩ nhầm tưởng, rằng công việc kinh doanh thuộc về tôi. Do đó, khi tôi rút tiền dưới tư cách là chủ sở hữu hoặc cổ đông, khoản đó là “thu nhập" và thuộc về báo cáo thu nhập.

Sự nhầm lẫn này tiếp tục xảy ra cho đến khi giáo viên Kế toán gõ vào đầu và nói với tôi: “Công việc kinh doanh không phải là bạn. ‘Drawing’ là thu nhập của bạn, không phải thuộc về doanh nghiệp".

Tôi nhận ra, vai trò tách biệt giữa “tôi" và “doanh nghiệp" quan trọng thế nào. Sự tách biệt cũng có ý nghĩa to lớn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng không những giúp bạn tạo ra bản sắc riêng mà còn tạo ra các ranh giới lành mạnh.

Đơn cử như mỗi lần tôi tranh luận với các con mình và cố gắng áp đặt các lựa chọn lên chúng. Câu nói của giáo viên Kế toán lại hiện lên trong đầu tôi một cách mãnh liệt và buộc tôi phải lắng nghe câu chuyện từ phía các con.

Hay những ngày có ý định tham công tiếc việc, tôi đều nghĩ kết quả sau này dựa trên công sức làm việc lao lực của mình thuộc về doanh nghiệp, chứ chưa hẳn đã thuộc về tôi. Cũng vì thế, tôi biết mình nên đi về nhà và tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

 3. Hãy kiên nhẫn và bình tĩnh trong mọi tình huống

Trước khi trở thành một người Kế toán, tôi là người nóng tính, vội vàng. Tuy nhiên, khi lập báo cáo tài chính, các tính cách này của tôi hoàn toàn bị loại bỏ. Không có gì cần sự chính xác hơn việc nghiên cứu số liệu, thống kế hoạt động của doanh nghiệp.

Xung quanh chúng ta, không phải ai cũng giữ được cái đầu lạnh trước các làn sóng làm giàu nhanh. Tôi có những người bạn, họ nghĩ mình có thể vận dụng kiến thức đầu tư để tham gia thị trường tiền ảo. Cũng có những người nghĩ mình có đủ khả năng mua nhà lướt sóng. Nhưng kết cục của họ đều là trắng tay.

Tài chính lành mạnh không chỉ nhờ kiếm thêm thu nhập mà còn ở cách bạn tiết kiệm. Mà chúng không thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Có những người bạn của tôi, anh ta kiếm tiền rất giỏi nhưng về cuối đời, anh ta chưa từng có nhà và xe. Bởi toàn bộ thu nhập kiếm được, anh ta chẳng bao giờ giữ nó nổi trong ví quá lâu.

Nói cách khác, sự tích lũy tài sản để nhìn thấy thành quả không chỉ được hoàn thành chỉ trong 1-2 ngày. Khi làm giàu bền vững, chúng ta cần đi chậm nhưng chắc. Con đường dẫn đến giàu có chính là nhiều năm làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn và lập kế hoạch thông minh.

Nguyệt

Bài học tiền bạc đắt giá khi có bố mẹ cả đời tiết kiệm từng đồng một

Bài học tiền bạc đắt giá khi có bố mẹ cả đời tiết kiệm từng đồng một

Lớn lên, tôi đã dần hiểu được giá trị của đồng tiền và không còn xấu hổ về tính tiết kiệm của cha mẹ.