1. Đánh giá thực trạng KHCN.
Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu và toàn diện. Lĩnh vực Khoa học Công nghệ (KHCN) đã được đánh giá một cách khách quan về những thành tích đã đạt được đồng thời cũng nêu lên những hạn chế kìm hãm sự phát triển toàn diện về KHCN.
Trong Văn kiện đã nêu trong giai đoạn vừa qua: “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”:
- Trình độ KHCN quốc gia nhìn chung còn khoảng cách (kém hơn) so với nhóm đầu khu vực.
- Hiệu quả nghiên cứu KHCN và ứng dụng kết quả nghiên cứu chưa cao.
- Năng lực nghiên cứu ứng dụng của các viện nghiên cứu, trường đại học còn khiêm tốn.
- Việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn...
- Mối liên kết giữa nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu với thị trường và doanh nghiệp còn yếu.
Nguyên nhân chính:
- Thiếu cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp thực hiện đổi mới, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
- Chưa khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển được nhiều các phát minh, sáng chế trở thành sản phẩm cuối cùng và thương mại hóa.
- Đầu tư cho KHCN hiệu quả chưa cao. Việc xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập còn chậm.
- Đội ngũ cán bộ KHCN tuy có tăng về số lượng nhưng thiếu các nhà khoa học đầu ngành (đặc biệt là các nhà KH nữ: khoảng 20% chủ nhiệm ĐT cấp NN...), cơ chế đãi ngộ còn bất cập. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động khoa học, công nghệ còn thiếu và chưa đồng bộ.
GS.TS Lê Thị Hợp - Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam. |
2. Một số giải pháp thúc đẩy phụ nữ tham gia các lĩnh vực liên quan đến KHCN:
2.1 Giải pháp xây dựng năng lực khoa học và nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực KHCN:
- Nâng cao năng lực, trình độ KH của phụ nữ: Phải phấn đấu vươn lên và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, bản lĩnh chính trị, trình độ ngoại ngữ tự khẳng định mình về trình độ, năng lực KHCN…
- Thay đổi nhận thức của xã hội (lãnh đạo, nam giới và cộng đồng…) trước hết là về vai trò của phụ nữ nói chung, của đội ngũ cán bộ khoa học nữ nói riêng.
- Thứ ba, bản thân phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò, vị thế về giới của mình, có quyết tâm cao để nắm bắt được những cơ hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới.
- Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và quản lý: Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, xóa bỏ định kiến về giới, thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá, từ đó là công tác quy hoạch, lựa chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KH nữ.
2.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách, cơ chế thực hiện để tạo điều kiện cho sự phát triển và đóng góp của cán bộ khoa học nữ:
- Vấn đề xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù cho cán bộ KH, đặc biệt đối cán bộ KH nữ.
- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bố trí, nghỉ hưu, kéo dài thời gian công tác đối với các nhà KH nữ…
- Vinh danh, khen thưởng đối với cán bộ khoa học nữ để khích lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng KH vào thực tiễn…
2.3 Hội Nữ Trí thức VN:
- Thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của “Đội ngũ trí thức- Nữ khoa học công nghệ” của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Xây dựng mạng lưới/đội ngũ Nữ trí thức, nữ khoa học vững mạnh trên toàn quốc (Trao đổi học thuật, kết nối giữa nhà khoa học của các Chi hội NTT, các tỉnh/ thành; Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tập huấn về KHCN, IT…)
- Tăng cường Hợp tác Quốc tế, học tập trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực KHCN, tham gia hoạt động của mạng lưới APNN, INWEST và các tổ chức quốc tế khác…
Chi hội Nữ trí thức Bình Định: Góp phần chung tay đẩy lùi Covid
Sáng 10/8, Chi hội Nữ trí thức Bình Định đã trao tặng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh 25.000 khẩu trang y tế, trị giá 42,5 triệu đồng