Học một ngôn ngữ mới tốn rất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt nếu bạn muốn thông thạo ngôn ngữ đó. Muốn làm được điều này, bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian tốt và sự chủ động để tìm hiểu và nghiên cứu ngôn ngữ mới.
Học một ngôn ngữ đã khó rồi, vậy thì liệu rằng có thể học 2 ngôn ngữ cùng lúc được không? Và câu trả lời là có thể. Mặc dù khó khăn hơn nhưng bạn hoàn toàn có thể chinh phục thử thách này nếu có chiến lược học hiệu quả. Bằng cách sử dụng một số mẹo bên dưới và cam kết thực hiện chúng xuyên suốt trong quá trình học tập, bạn sẽ thấy mình tiến bộ rất nhanh đấy!
1. Chọn ngôn ngữ phù hợp
Các ngôn ngữ tốt nhất để học cùng lúc là các ngôn ngữ thuộc các nhóm khác nhau. Nghe thì có vẻ vô lý, bởi chúng thường khác nhau một trời một vực về ngữ pháp, từ vựng, cách viết... Tuy nhiên, hai ngôn ngữ càng giống nhau thì càng dễ nhầm lẫn khi sử dụng chúng chẳng hạn như tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Nếu được lựa chọn, hãy thử hai ngôn ngữ có từ vựng và ngữ pháp riêng biệt. Ví dụ, thay vì học tiếng Hà Lan và tiếng Đức cùng lúc, hãy bắt đầu bằng tiếng Hà Lan và tiếng Tây Ban Nha. Hoặc, bạn có thể học những ngôn ngữ khó hơn, thậm chí còn cách xa nhau về gốc ngôn ngữ, như tiếng Nga, tiếng Ả Rập hoặc tiếng Hàn. Bạn cũng có thể học một ngôn ngữ dễ hơn đối với người nói tiếng Anh và một ngôn ngữ khác khó hơn.
Ảnh minh họa: The New York Times |
2. Luôn có động lực
Khi nói đến học tập, việc tìm ra động lực đúng đắn rất quan trọng. Nếu bạn có mục tiêu học hai ngôn ngữ chỉ mong muốn bản thân trở thành người đa ngôn ngữ thì chắc chắn bạn sẽ không kiên trì được. Nhưng với mục tiêu rõ ràng và kế hoạch hành động nghiêm ngặt, bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn.
Ví dụ: mục tiêu chính của bạn có thể là "Tôi sẽ bắt đầu học tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha cùng lúc để có được một công việc mơ ước sau một năm nữa", hay "Tôi sẽ học chăm tiếng Anh và tiếng Trung để lấy bằng IELTS và HSK, rồi làm hồ sơ đi du học Trung Quốc"...
3. Thực hiện theo kế hoạch học tập hàng ngày
Để đạt được mục tiêu chính của mình, bạn nên lập một kế hoạch hành động chi tiết và thực hiện theo nó. Lên kế hoạch các buổi học ngắn mỗi ngày và dành một khoảng thời gian thích hợp tập trung toàn tâm toàn lực cho nó. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn học đều đặn 30 phút mỗi ngày, thay vì học những bài học dài nhưng tần suất không đều, có khi chỉ một hai lần một tuần.
Lưu ý rằng bạn không cần phải dành một lượng thời gian như nhau cho mỗi ngôn ngữ. Nếu bạn nhận thấy rằng tiếng Nhật khó hơn tiếng Bồ Đào Nha, hãy tập trung vào tiếng Nhật nhiều hơn.
Chúng ta cần hiểu rõ rằng, học hai ngôn ngữ cùng lúc có nghĩa là sự tiến bộ của bạn sẽ không nhanh bằng khi bạn tập trung vào một ngôn ngữ. Học thường xuyên, giữ tốc độ ổn định và dành thời gian để ghi nhận những nỗ lực cùng sự tiến bộ của bạn.
4. Sử dụng thói quen học tập khác nhau cho mỗi ngôn ngữ
Để tránh nhầm lẫn hai ngôn ngữ, hãy thử sử dụng một thói quen học tập khác nhau cho mỗi ngôn ngữ. Học mỗi ngôn ngữ ở mỗi nơi riêng biệt trong nhà của bạn, ở quán cafe hoặc vào một thời điểm khác nhau trong ngày. Chẳng hạn, bạn có thể tranh thủ học tiếng Ba Lan trong giờ nghỉ trưa và tiếng Ý chỉ khi bạn ở nhà. Điều này sẽ cho phép bạn tạo một môi trường duy nhất được liên kết với từng ngôn ngữ.
Ảnh minh họa: Fairleigh Dickinson University |
5. Tránh làm nhiều việc cùng một lúc
Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy đa nhiệm có thể phá hủy sự năng suất của bạn. Điều này cũng đúng với việc học ngôn ngữ. Kết hợp hai ngôn ngữ vào một buổi học thường không phải là một ý tưởng tốt, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu học chúng.
Sau khi xây dựng nền tảng vững chắc bằng cả hai ngôn ngữ, bạn có thể thêm các hoạt động học tập kết hợp vào thói quen hàng ngày của mình. Ví dụ: Bạn có thể xem phim bằng tiếng nước ngoài này với phụ đề bằng tiếng nước ngoài khác. Hoặc thử tạo một bộ flashcard hỗn hợp để thử thách bản thân.
Theo Preply
Sinh viên xuất sắc khoa ngoại ngữ Bách Khoa Hà Nội và những lần "sáng " bất đắc dĩ
Đó là Nguyễn Thanh Thúy, sinh viên chương trình tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ – K65, Viện Ngoại ngữ, Đại học Bách khoa Hà Nội.