Đại dịch lây lan ra toàn thế giới và trở thành mối lo ngại hàng đầu của toàn cầu vào thời điểm này. Điều mà cả thế giới chờ đợi chính là sớm có vắc xin phòng ngừa Covid-19. Thế nhưng vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là nếu chưa có vắc xin thì liệu chúng ta sẽ đối phó như thế nào với dịch bệnh trong tương lai?
Trên thực tế, không có bất cứ gì đảm bảo rằng chúng ta sẽ chắc chắn có vắc xin, do đó điều cần làm bây giờ là nghiên cứu nhằm hiểu được cách tốt nhất để đeo khẩu trang, rửa tay cũng như áp dụng các biện pháp can thiệp khác để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Hiện tại nhiều nước đã bắt đầu thích ứng và đối phó với dịch bệnh bằng các cách biện pháp can thiệp không sử dụng thuốc như cách ly, giãn cách xã hội, rửa tay, và với các nhân viên y tế thì là dùng khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác.
Cả thế giới đang trong cuộc chạy đua tìm vắc xin, đánh cược hầu hết các quỹ nghiên cứu vào việc tìm kiếm vắc xin và thuốc. Dù nỗ lực này là cần thiết nhưng cũng cần phải đi với những nghiên cứu cải thiện các biện pháp phòng chống dịch không dùng thuốc. Đây mới chính là biện pháp hiệu quả nhất vào thời điểm này.
Vậy những biện pháp can thiệp không dùng thuốc là gì?
Các biện pháp không dùng thuốc đang chiếm 40% thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên lại ít được chú ý hơn việc tìm vắc xin và thuốc.
Trong đại dịch Covid-19, rất nhiều tiền đã được dành ra cho các nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới nhằm phát triển vắc xin và các đợt thử nghiệm thuốc có tiềm năng chống lại virus. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy một vài cuộc thử nghiệm đối với các biện pháp can thiệp không dùng thuốc và đặc biệt, không có cuộc thử nghiệm nào về việc làm sao để cải thiện các biện pháp này.
Nhiều chuyên gia, trong đó có Ian Frazer - người phát triển vaccine HPV của Australia nhận định việc phát triển thuốc hay vắc xin sẽ không dễ dàng và cũng không nhanh chóng. Chúng ta cần kế hoạch B cho các biện pháp can thiệp không dùng thuốc, chúng ta cần các nghiên cứu chất lượng cao nhằm xác định đâu mới là biện pháp hiệu quả và làm sao để phát huy tốt nhất những biện pháp đó.
Thông thường ai cũng có suy nghĩ rằng đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay là đơn giản và không cần nghiên cứu. Thế nhưng các biện pháp này còn phức tạp hơn nhiều, nó rất khác với việc phát triển một loại vắc xin hay một loại thuốc.
Ví dụ, chúng ta khuyến khích mọi người dùng khẩu trang, nhưng đeo khẩu trang gì, chất liệu như thế nào thì là tốt? Nên đeo ở đâu, đeo khi nào? Có rất ít cuộc thảo luận về những câu hỏi cụ thể trên.
Còn rửa tay, chúng ta nên rửa bao nhiêu lần một ngày? Rửa tay đúng cách ngừa được virus thực sự là gì? Nước rửa tay khô tốt hơn xà phòng không? Giữa rửa tay và đeo khẩu trang cái nào tốt hơn.
Không chỉ vậy, môi trường cũng cần được nghiên cứu như nhiệt độ, điều kiện không khí, các bề mặt có tác động như thế nào đến virus Covid-19. Liệu có biện pháp phòng chống dịch nào đó hiện nay đang được áp dụng nhưng không có hiệu quả không? Chúng ta cần làm rõ các vấn đề này càng sớm càng tốt để không lãng phí thời gian, nguồn lực.
Giả thuyết nếu xảy ra đại dịch tiếp theo
Nếu vượt qua đại dịch Covid-19 bằng việc tạo ra vắc xin thì rất tốt. Thế nhưng nếu có một đại dịch khác xảy ra thì chúng ta sẽ vẫn rơi vào tình trạng tương tự như dịch Covid, thậm chí là có thể tồi tệ hơn.
Thay vì thế, những điều chúng ta cần rút kinh nghiệm hiện nay từ các biện pháp can thiệp không cần thuốc có lẽ sẽ có ích hơn để bảo vệ sức khỏe trước cả những loại virus khác.
Hai dịch bệnh trước đây là SARS năm 2003 và dịch cúm H1N1 năm 2009, chúng ta đã có nhiều cơ hội để nghiên cứu nhưng vẫn bỏ lỡ.
Kế hoạch B chống lại đại dịch
Trong trường hợp chưa có vắc xin cũng như thuốc, chúng ta cần thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với các biện pháp không dùng thuốc để ngăn chặn sự lây lan của các virus về hô hấp. Đại dịch đang cho chúng ta cơ hội để tiến hành thử nghiệm này.
Dù nghiên cứu thuốc hay vắc xin là con đường tối ưu để vượt qua đại dịch nhưng nếu tập trung toàn bộ nguồn lực vào đây thì có thể sẽ là sai lầm, gây tổn hại về kinh tế, con người. Nó giống như một canh bạc đầy liều lĩnh.
Chúng ta luôn cần một Kế hoạch B để đối phó với dịch bệnh, không chỉ riêng với dịch Covid-19 mà còn cả những đại dịch trong tương lai.
Hướng dẫn F0 tự xét nghiệm, điều trị và chăm sóc tại nhà
Sở Y tế Hà Nội đã ban hành tài liệu hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc các trường hợp F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà.