Nhiều trường hợp mất tiền oan vì thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Sự tiện lợi của thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, rõ ràng, là điều không còn cần phải bàn cãi thêm, đặc biệt là trong bối cảnh phần lớn chúng ta đều ưu tiên thanh toán bằng hình thức “không tiền mặt”. Tuy nhiên khoảng thời gian gần đây, nhiều trường hợp chủ thẻ ghi nợ, chủ thẻ tín dụng bị mất tiền khiến không ít người hoang mang.
Thủ đoạn lừa đảo để hack tiền trong thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ rất đa dạng. Có người giả danh nhân viên ngân hàng, nhắn tin gọi điện hướng dẫn chủ thẻ thực hiện các thao tác nâng hạn mức thẻ. Có người lại trực tiếp tiến hành giao dịch để lấy tiền sau khi nắm được các thông tin về thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ của người khác, hoặc có người chỉ đơn giản là lưu lại thông tin thanh toán trên trình duyệt máy tính không phải của mình.
Một trường hợp mất hơn 40 triệu trong thẻ Visa chỉ sau 1 đêm |
Một trường hợp khác phức tạp hơn |
|
Tựu trung lại, phản ứng đầu tiên của những người không may bị hack tiền trong thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng chính là hoang mang, bần thần. Mất tiền mà, có ai không tiếc, không bối rối âu lo cho được?
Dù không mong muốn, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một thực trạng rằng bị hack tiền trong thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không phải là chuyện hiếm gặp, nhưng lúc ấy nên làm gì, thì không phải ai cũng biết.
3 việc cần phải làm ngay sau khi bị hack tiền trong thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng
1 - Khóa thẻ ngay lập tức
Tiền đã mất, nước mắt đã rơi, nhưng thao tác đầu tiên bắt buộc phải là đảm bảo tình trạng tệ hơn không xảy ra: Truy cập ngay ứng dụng ngân hàng, hoặc e-bank và thực hiện yêu cầu khóa thẻ.
Hoặc nếu không nhớ tên đăng nhập và mật khẩu, hãy gọi điện lên tổng đài ngân hàng. Muốn tìm thông tin liên hệ? Lật thẻ lên, hoặc lên trang web ngân hàng tìm kiếm.
Số hotline CSKH được in ở mặt sau của thẻ |
2 - Liên hệ với ngân hàng, yêu cầu tra soát giao dịch
Phần lớn những trường hợp bị mất tiền trong thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ do bị lừa - nghĩa là bản thân chủ thẻ không trực tiếp thực hiện giao dịch, và hoàn toàn không biết việc thẻ bị trừ tiền cho đến khi thấy tin nhắn thông báo biến động hạn mức thẻ được gửi về điện thoại, chủ thẻ đều sẽ được ngân hàng hoàn trả số tiền đã mất.
Quá trình tra soát giao dịch và hoàn trả số tiền đã mất có thể kéo dài tối đa 45 ngày, chính bởi thế, nếu có không may bị hack tiền trong thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng, cũng đừng quá bi quan, cứ bình tĩnh khóa thẻ ngay lập tức, rồi sau đó trực tiếp tới ngân hàng trình bày sự việc, tiến hành tra soát giao dịch và nghe nhân viên ngân hàng tư vấn quá trình khiếu nại để lấy lại số tiền đã mất.
Hoặc bạn cũng có thể tiến hành gửi yêu cầu tra soát giao dịch trên ứng dung e-bank của ngân hàng.
Ảnh minh họa |
3 - Tuyệt đối không sử dụng các dịch vụ “giúp lấy lại số tiền đã mất” của bên thứ 3
Vì tình trạng bị hack tiền trong thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ đang dần trở nên phổ biến, nên cũng không có gì lạ khi các dịch vụ hỗ trợ lấy lại số tiền đã mất ra đời. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác với những dịch vụ này, tốt nhất là không nên sử dụng. Vì các dịch vụ hỗ trợ lấy lại số tiền đã bị hack, khả năng cao cũng chính là một hình thức lừa đảo; hoặc nếu không, chi phí cũng không rẻ.
Trong khi đó, nếu làm việc ngân hàng, bạn hoàn toàn không mất bất kỳ chi phí nào trong việc yêu cầu check soát giao dịch bất thường để yêu cầu hoàn trả khoản tiền đã mất. Có chăng chỉ là phải kiên nhẫn chờ đợi vài tuần (thường là 45 ngày) mà thôi.
Làm ngay một việc để giảm thiểu rủi ro bị mất tiền trong thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng
“Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”. Có một việc mà bạn có thể làm để hacker dù có muốn lấy tiền trong thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ cũng không được: Điều chỉnh hạn mức giao dịch cho thẻ.
Mục đích của việc cài đặt hạn mức giao dịch cho thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng chính là hạn chế tình trạng bị hack toàn bộ số tiền có trong thẻ, vì nếu muốn giao dịch số tiền lớn hơn hạn mức đã cài đặt, chủ thẻ sẽ phải vào app và tiến hành chỉnh sửa hạn mức đã cài đặt trước đó.
Hiểu nôm na, hạn mức giao dịch chính là số tiền tối đa bạn có thể dùng từ thẻ tín dụng/thẻ tín dụng trong 1 ngày. Bạn có thể điều chỉnh hạn mức giao dịch cho thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ ngay trên ứng dụng của ngân hàng mà không phải trực tiếp tới quầy giao dịch.
Ảnh minh họa |
Tùy vào mỗi ứng dụng của ngân hàng mà thao tác điều chỉnh hạn mức giao dịch có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, sẽ gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, tìm mục “Hạn mức chi tiêu”.
Bước 2: Chọn “Tăng/giảm hạn mức chi tiêu”.
Bước 3: Điền chính xác các thông tin được yêu cầu, chọn hạn mức điều chỉnh. Sau đó, chọn “Tiếp tục”.
Bước 4: Nhập mã OTP gửi về điện thoại để xác nhận, hoàn tất yêu cầu điều chỉnh hạn mức giao dịch.
Trong trường hợp cần giao dịch số tiền lớn, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại hạn mức giao dịch bằng cách thực hiện lại 4 bước như trên. Làm như vậy, nếu không may mất thẻ và chưa kịp khóa thẻ, bạn cũng có thể tạm yên tâm là thẻ của mình sẽ không bị “kẻ gian” quẹt hết tiền.
Toàn cảnh vụ vay thẻ tín dụng 8,5 triệu, gần 11 năm sau "ôm" nợ đến 8,8 tỷ đồng
Vụ việc khách hàng P.H.A có khoản nợ với tổng số tiền phải thanh toán tạm tính là hơn 8,8 tỉ đồng đã gây xôn xao dư luận những ngày qua