Mỗi bậc phụ huynh đều mong muốn con mình thông minh xuất chúng, vì vậy trước khi mang thai, nhiều người thường cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn thời điểm sinh con tốt nhất. Vậy liệu thời điểm sinh con có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ?
Theo nghiên cứu, những em bé sinh vào mùa đông có lợi thế hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng khảo sát này không nhằm mục đích chứng minh rằng những em bé sinh ra vào mùa đông thì sẽ thông minh hơn so với những em bé được sinh ra vào mùa hè. Nghiên cứu này đưa ra một cách nhìn nhận rõ ràng về phương pháp nuôi dạy con.
Ảnh minh họa |
Sự khác biệt giữa việc sinh vào mùa xuân và mùa đông
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard đã chỉ ra trong báo cáo đăng trên tạp chí Schizophrenia Research rằng: Những em bé sinh vào mùa đông (có thể là mùa xuân hoặc mùa đông) so với những em bé sinh vào mùa hè (mùa hè và mùa thu) thường có chiều cao và cân nặng trung bình lớn hơn, đồng thời thông minh hơn.
Nghiên cứu này đã thống kê dữ liệu của 20.000 trẻ em từ khi sinh ra đến 7 tuổi. Kết quả cho thấy những em bé sinh vào mùa đông nặng hơn trung bình 210 gram, cao hơn 0,19 cm và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra lý luận.
Theo các chuyên gia thì những em bé được sinh ra vào mùa đông, khi được 6 tháng tuổi thì lúc đó thời tiết đã là mùa hè. Lúc này, trẻ được mặc quần áo ít và dễ dàng vận động hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là người lớn sẽ không ngại cho trẻ ra ngoài trời để tiếp xúc và khám phá thế giới xung quanh.
Trong khi đó, nếu trẻ được sinh ra vào mùa hè, thì tới khi được 6 tháng tuổi, thời tiết lại đang là mùa đông, việc mặc nhiều quần áo cùng với vấn đề lo lắng con bị nhiễm lạnh sẽ khiến các ông bố bà mẹ không muốn trẻ ra ngoài. Như vậy chính là cách giám tiếp hạn chế sự phát triển trí tuệ và khả năng vận động của trẻ.
Các chuyên gia cũng cho rằng, đối với các em bé sinh ra vào mùa hè, nếu muốn trẻ phát triển trí tuệ nhanh hơn thì người lớn không nên quá bao bọc con mình. Nếu không thể đưa trẻ ra ngoài vận động thì hãy tạo ra một môi trường năng động ngay trong chính ngôi nhà. Ví dụ, hãy biến chiếc giường thành một thế giới thu nhỏ để trẻ khám phá hoặc làm tăng nhiệt độ phòng để trẻ có thể thoải mái vận động.
Vậy có phải sinh vào mùa đông là tốt nhất? Liệu mọi người nên chỉ mang thai vào những tháng mùa đông để con có trí thông minh hoàn hảo? Tất nhiên là không. Thực tế, mỗi mùa đều có những lợi thế riêng.
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và phát hiện rằng các đặc điểm theo mùa có thể phản ánh trong tính cách của bé. Ví dụ, bé sinh vào mùa xuân thường năng động, bé sinh vào mùa hè thì hoạt bát hơn, v.v. Vì vậy, không nhất thiết bé sinh vào mùa đông là tốt nhất. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc về ảnh hưởng của mùa đối với sự phục hồi cơ thể cũng như sự thay đổi trong chế độ ăn uống với rau củ và trái cây. Thực tế, trẻ sinh vào mùa xuân và mùa hè có nhiều lợi thế hơn trong những lĩnh vực này.
Nuôi dạy và giáo dục là rất quan trọng
Thực tế cho thấy, trong môi trường phát triển tốt, cộng với việc cha mẹ giáo dục khoa học, ngay cả khi trí tuệ bẩm sinh trẻ không nổi bật, trẻ cũng có thể ngày càng xuất sắc hơn. Ngược lại, dù bé có lợi thế bẩm sinh tốt nhất, nhưng nếu không có giáo dục và sự nuôi dưỡng phù hợp, sự phát triển cũng có thể không đạt yêu cầu.
Do đó, cha mẹ cần chú ý đến việc nuôi dạy trẻ sau này, đặc biệt là giáo dục trong ba năm đầu đời rất quan trọng. Cần dành nhiều thời gian bên cạnh bé, thường xuyên đọc sách cho bé, đưa bé đi du lịch để thực sự thúc đẩy sự phát triển và trí tuệ của bé.
Vì vậy, mặc dù chúng ta không thể chọn thời điểm sinh cho bé, nhưng việc nuôi dạy sau này phải được chú trọng và cố gắng hết sức.
Theo các chuyên gia giáo dục, nếu cha mẹ áp dụng 3 phương pháp giáo dục này càng sớm thì con sẽ càng thông minh hơn:
1. Nói chuyện với trẻ để tăng cường sự phát triển của não bộ
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mức độ IQ của trẻ tỷ lệ thuận với lượng từ vựng mà trẻ nghe được trước 3 tuổi. Vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với trẻ. Khi nói chuyện, cha mẹ chú ý vừa nhìn vào mắt con vừa nói chuyện, hoặc xoa đầu con nhẹ nhàng. Điều này sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và hình thành nên mối quan hệ yêu thương, quấn quít. Nhìn chung, lời nói nhẹ nhàng, nhân văn của cha mẹ chính là cơ sở để con phát triển cả IQ và EQ.
Bên cạnh đó, trẻ rất dễ bị thu hút bởi những âm thanh thú vị và những từ ngữ có vần điệu. Vì vậy, ngoài những cuộc trò chuyện hàng ngày, cha mẹ nên hát cho con nghe những bài đồng dao.
2. Thay đổi cấu trúc não bộ thông qua vận động
Giáo sư Đại học Harvard John Reddy đã cùng nhóm nghiên cứu khoa học của mình thực hiện nhiều thí nghiệm chứng minh vận động thực sự tốt cho sự phát triển của não bộ.
So với những đứa trẻ ít vận động hoặc không vận động, những đứa trẻ vận động nhiều có diện tích vỏ não trước trán lớn hơn. Vỏ não trước trán chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ chú ý và mức độ ghi nhớ của trẻ em. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn có tác dụng thúc đẩy trí não của trẻ phát triển hoàn thiện, ngày càng khỏe mạnh và thông minh hơn.
3. Nuôi dưỡng tư duy khoa học của trẻ
Tư duy khoa học có thể hiểu là những quan sát, kinh nghiệm của mọi người khi tạo ra những câu hỏi xoay quanh một vấn đề nào đó. Qua những câu hỏi này, những hệ thống trong não bộ sẽ xác minh và triển khai những luận điểm mới để phê duyệt hoặc loại bỏ chúng. Tư duy khoa học rất quan trọng đối với trẻ em. Thực tế, những người đạt được thành tựu trong cuộc sống đều có tư duy khoa học tốt. Một khi có được kỹ năng này, trẻ sẽ biết phân tích biện chứng, tư duy logic. Tư duy khoa học chính là cầu nối giữa thực tiễn và lý thuyết.
Những đứa trẻ có tư duy khoa học và không có tư duy khoa học, khi nhìn vào cùng một sự vật sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Ví dụ, khi hai đứa trẻ đang chơi mà trời đột nhiên đổ mưa, những đứa trẻ không có tư duy khoa học sẽ chỉ cảm thấy thất vọng vì không thể chơi tiếp và sẽ không có ý tưởng nào khác. Nhưng một đứa trẻ có tư duy khoa học sẽ không chỉ nhìn thấy cảnh vật trước mắt mà sẽ chủ động suy nghĩ tại sao trời mưa, mưa từ đâu đến, hình thành như thế nào và kết thúc ở đâu,...
Một số lý thuyết và kiến thức không thể hiểu được thông qua việc học thuộc lòng và những đứa trẻ có tư duy khoa học sẽ có xu hướng tìm ra sự thật thông qua thực hành. Vì vậy, trẻ có tư duy khoa học tốt thì khả năng thực hành cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, những đứa trẻ có tư duy khoa học tốt cũng luôn khao khát kiến thức.
3-6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để trẻ phát triển trí tuệ và trau dồi tư duy. Để rèn luyện tư duy khoa học cho trẻ, cha mẹ có thể cùng con làm những thí nghiệm khoa học ở nhà, đồng thời chuẩn bị những cuốn sách cần thiết để phổ cập kiến thức cho con.
Bà mẹ Hà Nội thu nhập 70 triệu/tháng lên mạng xin bí quyết tiết kiệm, nhiều người giật thột: Chị có biết mình đang dạy con vô ơn không?
"Sống cho hiện tại liệu có sai không?" - Bà mẹ này thắc mắc.