Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ để tránh xui xẻo

Ngày nay, phần lớn những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ thường được tham khảo để biết chứ không nhiều người áp dụng vì thiếu cơ sở khoa học.

Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch còn được gọi là Tết Giết sâu bọ, là ngày lễ truyền thống độc đáo của Việt Nam. Có những việc không nên làm ngày Tết Đoan Ngọ như sau.

Không đặt chân xuống đất khi vừa ngủ dậy

Người xưa cho rằng vào ngày này người lớn khi mới ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho thật sạch, sau đó mới bước xuống bàn ăn một bát con rượu nếp, hoa quả để "diệt sạch sâu bọ".

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ để tránh xui xẻo

Không soi gương sau nửa đêm

Theo quan niệm của người xưa vào ngày 5/5 Âm lịch, mọi người không nên soi gương lúc 24h vì khoảng thời gian này âm khí hoạt động mạnh, nếu soi gương hay chụp ảnh thì rất dễ chiêu dụ âm khí, không tốt cho sức khỏe. 

Không để dép lộn xộn

Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ "tà", nếu để lộn xộn, sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Quan niệm dân gian cho rằng sau khi đi ra ngoài về, mọi người nên để giày dép gọn gàng, vừa đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ vừa đúng phong thủy. 

Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái

Trong ngày Tết Đoan ngọ, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm, nhiều người khuyên nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, với ý nghĩa tránh rước thêm tà về nhà.

Không đi du lịch, không tham quan lăng tẩm, địa đạo

Nhiều người kiêng đi du lịch ngày 5/5 Âm lịch vì cho là dễ bị hao tốn tiền bạc. Đặc biệt, việc tham quan lăng tẩm, địa đạo hay các khu chiến tích cổ xưa cũng được cho là không nên bởi đây đều là những địa điểm chứa nhiều năng lượng âm tính.

Tránh để rơi tiền

Rơi tiền bạc hay ví trong tết Đoan Ngọ theo quan niệm là bạn sẽ đánh rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.  

Thanh Mai

TP.HCM: Cảnh báo về tin nhắn giả mạo trúng tuyển vào lớp 10

TP.HCM: Cảnh báo về tin nhắn giả mạo trúng tuyển vào lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khẳng định, tin nhắn mà một số học sinh tại Thành phố nhận được báo trúng tuyển vào lớp 10 công lập là giả mạo.