Những nhà nhân quyền bảo vệ nữ giới nổi tiếng nhất trên toàn cầu

Sau đây là những gương mặt tiêu biểu trong việc truyền cảm hứng và kêu gọi chấm dứt bạo lực tình dục cũng như thúc đẩy quyền phụ nữ.

Một trong những hành vi vi phạm nhân quyền phổ biến nhất trên thế giới là sử dụng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Theo ước tính, cứ ba phụ nữ thì có một người bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục.

Dưới đây là những nhà nhân quyền tiêu biểu trong việc truyền cảm hứng và kêu gọi chấm dứt bạo lực tình dục cũng như thúc đẩy bình đẳng giới.

Denis Mukwege

Denis Mukwege, 67 tuổi, là bác sĩ phụ khoa chuyên điều trị cho các nạn nhân bị bạo lực tình dục ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Ông đã vinh dự thắng giải Nobel hòa bình 2018 sau hơn 20 năm hàn gắn các vết thương về mặt thể chất và tinh thần cho phụ nữ bị lạm dụng tình dục ở quốc gia này. Các bệnh nhân của ông đã tham gia Global Survivors Network (Mạng lưới nạn nhân và những người sống sót toàn cầu) để chia sẻ kinh nghiệm bản thân, góp phần tạo ra sự thay đổi.

Denis Mukwege. Ảnh: A. Mahmoud (Nobel Media AB)
Denis Mukwege. Ảnh: A. Mahmoud (Nobel Media AB)

Chủ tịch Ủy ban Nobel Berit Reiss-Andersen cho biết: “Denis Mukwege đã dành cả cuộc đời để cống hiến và giúp đỡ các nạn nhân. Trong cuộc chiến chống lại vấn nạn “vũ khí chiến tranh” bạo lực tình dục, Denis chính là người đầu tiên kêu gọi được sự đồng lòng của mọi người trên thế giới.”

Denis chia sẻ: “Hành vi này hủy hoại phụ nữ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, khi gia đình các nạn nhân phải chứng kiến người thân mình bị làm nhục, thì đó cũng là hành động phá hủy cả cộng đồng”.

Nadia Murad

Năm 2018, Nadia Murad cũng là người Iraq đầu tiên thắng giải thưởng danh giá Nobel hòa bình. Cô là một trong khoảng 3000 phụ nữ Yazidi - những nạn nhân nô lệ tình dục của Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS). Sau ba tháng bị tra tấn và đánh đập, Nadia đã trốn thoát và từ đó cống hiến hết mình, trở thành nhà hoạt động nhân quyền có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới trong việc chấm dứt vấn nạn bạo lực tình dục.

Nadia Murad. Ảnh: Kay Nietfeld/The REUTERS
Nadia Murad. Ảnh: Kay Nietfeld/The REUTERS

Khi nhận giải thưởng Nobel, Nadia đã chia sẻ: “Cảm ơn rất nhiều vì giải thưởng danh giá này. Tuy nhiên, việc truy tố các tội phạm và khôi phục phẩm giá của nạn nhân mới là giải thưởng mới là giải thưởng tuyệt vời nhất”. Ngoài ra, cũng trong năm 2018, Nadia đã được Hillary Clinton trao giải nhân quyền vì nỗ lực đấu tranh giành lại công lý cho những phụ nữ Yazidi bị bạo hành tình dục.

Hillary Clinton

Hillary Clinton, chính trị gia người Mỹ đồng thời là người nhà nhân quyền đã có nhiều đấu tranh tích cực cho quyền phụ nữ.

Với tư cách là đệ nhất phu nhân Mỹ, Hillary đã dẫn đầu phái đoàn Mỹ đến Bắc Kinh, Trung Quốc tham dự Hội nghị thế giới lần thứ tư (2016) của Liên Hợp Quốc về Phụ nữ. Tại đây, bà đã chia sẻ: “Đến hiện nay, việc cưỡng hiếp phụ nữ vẫn đang là một vũ khí, chiến lược của các cuộc chiến tranh. Bây giờ chính là thời điểm để thế giới quan tâm và chấp nhận việc quyền phụ nữ cũng chính là quyền con người, không tách biệt”.

Hillary Clinton. Ảnh: Internet
Hillary Clinton. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, Hillary cũng đã có công lớn trong việc bắt đầu chiến dịch quốc gia kêu gọi chấm dứt mang thai ngoài kế hoạch ở tuổi vị thành niên. Bà cũng đã bỏ phiếu ủng hộ phụ nữ được tự quyết định sức khỏe của bản thân và lên tiếng nhấn mạnh quyền của phụ nữ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Sunitha Krishnan

Sunitha Krishnan là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Ấn Độ đã đấu tranh cho vấn nạn buôn người và bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. Một trong những cột mốc lớn trong suốt những năm hoạt động của bà là đồng sáng lập  Prajwala - tổ chức phi chính phủ đã cứu vớt hơn 17,800 người bị ép làm gái mại dâm.

Sunitha Krishnan. Ảnh: The Logical Indian 
Sunitha Krishnan. Ảnh: The Logical Indian 

Sunitha chia sẻ về vấn nạn mua bán mại dâm: “Vấn đề không phải do phụ nữ, mà là do đàn ông - những người sẵn sàng vung tiền để thỏa mãn nhu cầu tình dục, thậm chí còn yêu cầu trẻ em đáp ứng ham muốn của họ”. Bà cho rằng, việc hướng dẫn phụ nữ các biện pháp phòng tránh bị cưỡng hiệp không phải là hướng đi đúng đắn, thay vào đó, thế giới cần tập trung vào việc giáo dục và thay đổi suy nghĩ, quan điểm của nam giới.

Sophia Bush

Thành viên Nicole Norton của Tổ chức Công dân toàn cầu (Global Citizen) đã vinh danh nữ diễn viên, đạo diễn và nhà hoạt động người Mỹ Sophia Bush là anh hùng nữ quyền trong việc thúc đẩy quyền phụ nữ.

Sophia Bush. Ảnh: Flickr/Stephen McCarthy /Collision/Sportsfile
Sophia Bush. Ảnh: Flickr/Stephen McCarthy /Collision/Sportsfile

Bằng sức ảnh hưởng của bản thân, Sophia đã liên tục lên tiếng và kêu gọi về các vấn đề ảnh hưởng phụ nữ trên mạng xã hội. Không chỉ phản ánh tình trạng phân biệt giới tính trong chính trị Mỹ, cô cũng là người ủng hộ chính cho phong trào TIME’S UP, góp phần giúp lật tẩy nạn quấy rối tình dục ở Hollywood 2018.

Jane Fonda

Jane Fonda. Ảnh: Flickr/Tom Eytan
Jane Fonda. Ảnh: Flickr/Tom Eytan

Jane Fonda là nữ diễn viên, nhà vận động quyền phụ nữ nổi tiếng. Jane đã đóng góp rất nhiều cho V-Day - phong trào kêu gọi chấm dứt bạo lực phụ nữ và trẻ em gái. Ngoài ra, năm 2001, bà đã thành lập Trung Tâm Jane Fonda: Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên tại Đại học Emory (Mỹ) nhằm góp phần ngăn chặn vấn nạn mang thai ở tuổi vị thành niên.

HƯƠNG GIANG

Sắp có tour du lịch 'Ngắm TPHCM từ trên cao' bằng trực thăng

Sắp có tour du lịch 'Ngắm TPHCM từ trên cao' bằng trực thăng

Bộ Quốc phòng, UBND, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Bệnh viện Quân Y 175 sẽ phối hợp thực hiện tour du lịch ngắm TP.HCM từ trên cao bằng phương tiện máy bay trực thăng.