Ba trong số 11 con bò của ông đã chết vào tháng 7 sau khi bị nhiễm bệnh da sần, một bệnh nhiễm vius ảnh hưởng đến vật nuôi. Ba con bò của ông hiện đang bị nhiễm dịch bệnh này.
Abbasbhai là một trong số hàng nghìn chủ sở hữu gia súc ở Gujarat và ít nhất ba bang khác của Ấn Độ - Rajasthan, Punjab và Himachal Pradesh - đang lao đao vì đợt bùng phát bệnh da sần nghiêm trọng. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) đã mô tả nó là "một bệnh đậu do véc tơ truyền" có "đặc điểm là xuất hiện các nốt sần trên da".
Sự lây nhiễm là do virus Capripox gây ra - tương tự về mặt di truyền với virus gây ra đậu ở dê và cừu - và đã được đối tác y tế Gavi, Liên minh vaccine gọi là "mối đe dọa mới nổi đối với vật nuôi trên toàn thế giới". Các chuyên gia đã cho biết nó có khả năng lây nhiễm cho bò với tỷ lệ cao hơn trâu.
Căn bệnh này đã lưu hành ở nhiều nước châu Phi trong nhiều năm, và đã lây lan sang các khu vực khác trên thế giới trong những năm qua. Theo một báo cáo của FAO, căn bệnh này xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Á vào tháng 7/2019, trong đó Bangladesh báo cáo một đợt bùng phát. Một tháng sau, nó được xác định ở Ấn Độ - quốc gia có số lượng trâu bò lớn nhất thế giới - và Trung Quốc.
Dịch bệnh này thường được truyền bởi một số loài muỗi, bọ ve và côn trùng hút máu khác.
Tiến sĩ Ravi Israni, một quan chức thú y cấp cao ở bang Rajasthan cho biết: "Căn bệnh này gây ra các cục u trên cơ thể của con vật và khi ruồi muỗi đậu trên chúng, chúng sẽ truyền bệnh sang những con vật khỏe mạnh khác".
Ông cho biết thêm rằng đợt bùng phát có thể đã trở nên tồi tệ hơn do những trận mưa lớn vào mùa gió chướng.
Căn bệnh này có thể gây sốt và vô sinh ở gia súc, đồng thời làm giảm sản lượng sữa - một đòn giáng mạnh vào nhiều hộ gia đình nông thôn, vốn sống dựa vào việc bán sữa để kiếm sống.
Ông Virani nói: "Tỷ lệ tử vong của bệnh này là 1-5%.
Theo ước tính chính thức, hơn 2.600 con gia súc ở Gujarat đã chết vì căn bệnh này - nhưng báo cáo cơ bản của BBC Gujarati cho thấy con số có thể cao hơn. Gần 6.000 con vật đã chết ở bang Rajasthan lân cận.
Một người dân gặp nạn ở quận Kutch của Gujarat - một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất - nói với BBC Gujarati rằng "gần 30-40 con bò chết mỗi ngày". Hàng trăm con vật cũng đang bị nhiễm bệnh ở các bang miền bắc Punjab và Himachal Pradesh.
Anil Virani, người làm việc tại phòng chăn nuôi ở Gujarat, cho biết: "Chúng tôi đã thấy rằng một loại vaccine phòng bệnh đậu dê có tác dụng chống lại căn bệnh này và mất 15-20 ngày để có hiệu quả.
Nông dân ở cả Rajasthan và Gujarat đều cáo buộc rằng chính quyền bang đã không hành động đủ nhanh để kiểm tra sự lây lan của dịch bệnh.
Nhưng các cơ chế hành chính ở cả hai bang hiện đang hoạt động hoàn chỉnh - Bộ trưởng Nông nghiệp Gujarat Raghavji Patel cho biết chính quyền bang đã tiêm phòng cho 300.000 con gia súc cho đến nay.
Ông nói thêm rằng nhà nước đang mua 1,1 triệu liều vaccine đậu dê để bù đắp cho sự thiếu hụt. Rajasthan cũng đã theo dõi các quận bị ảnh hưởng và triển khai các nguồn lực bổ sung để giải quyết tình hình, BBC tiếng Hindi đã đưa tin.
Trong khi đó, một ngày của Abbasbhai bắt đầu và kết thúc bằng việc cố gắng chữa trị cho ba con bò đang bị nhiễm bệnh của mình.
Ông nói: "Tôi cảm thấy buồn khi nghĩ về những con bò của mình đã chết. Nhưng tôi sẽ tiếp tục chăm sóc chúng nhiều nhất có thể".
(Nguồn: BBC)