Ở tuổi 55, tôi quyết định phá vỡ các quy tắc và đón năm mới theo cách này: Không đi ăn ngoài, không thăm họ hàng, không nhận lì xì

Ở tuổi 55, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi!

Tuy nhiên, năm nay - khi vừa bước sang tuổi 55, tôi đột nhiên muốn phá bỏ thói quen đó và quyết định sẽ đón năm mới như thế này:

1. Không tất bật chuẩn bị sắm Tết

Hàng năm, vào đầu tháng 12 âm lịch, tôi phải làm 3 việc:

- Đầu tiên là dọn dẹp cơ bản căn hộ rộng 140m2 ở thành phố và căn nhà 3 tầng ở nông thôn. Việc dọn dẹp tuy chỉ dừng lại ở mức sắp xếp mọi thứ về đúng vị trí của nó, vứt bỏ những thứ không còn dùng đến nữa, thay toàn bộ ga trải giường, vỏ chăn, đệm, sofa, rèm cửa... nhưng đã mất tới 18 ngày của vợ chồng tôi.

- Lên kế hoạch mua sắm đồ Tết và chuẩn bị trước những đồ có thể mua sẵn từ sớm như bánh kẹo, đồ trang trí Tết cho nhà cửa,...

- Chuẩn bị muối dưa/cà để làm đồ ăn kèm cho dịp Tết.

Dọn dẹp nhà cửa là phong tục truyền thống lâu đời nhưng thuê người dọn dẹp sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian để nghỉ ngơi vào dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh minh họa)
Dọn dẹp nhà cửa là phong tục truyền thống lâu đời nhưng thuê người dọn dẹp sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian để nghỉ ngơi vào dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh minh họa)

Mặc dù làm 3 việc này sẽ mang cảm giác Tết Nguyên đán về cho gia đình nhưng năm nay, tôi quyết định từ bỏ thói quen này. Bởi vì tôi đã có tuổi rồi, sức khỏe trong năm vừa qua yếu đi rất nhiều. Và tôi cũng thấy rằng, những việc này thực chất tôi có thể chẳng cần bỏ công sức chuẩn bị. Trong khi đó, hiện tại vấn đề tài chính không phải điều khiến gia đình tôi lo lắng.

Vậy nên, tôi quyết định sẽ dùng tiền để giải quyết mọi việc. Tôi hy vọng Tết này có thể không cần vội vã, tất bật mà thư giãn lúc chờ đợi năm mới cùng chồng con.

2. Đi ăn ngoài vào dịp Tết Nguyên đán

Ngày xưa, từ trưa giao thừa, sau khi về quê cúng tổ tiên, tôi phải quanh quẩn trong bếp, lo việc ăn uống cho gia đình, sau đó là dọn dẹp bát đĩa, nồi niêu xoong chảo... Tôi không nghĩ điều đó có gì khó khăn. Thế nhưng, đó là câu chuyện của những năm trước - khi sức khỏe tôi tốt hơn bây giờ và hai con trai vẫn chưa lập gia đình.

Nhưng mấy năm gần đây, do hai con trai lần lượt kết hôn rồi sinh con nên số lượng thành viên trong nhà tăng lên rất nhiều. Điều này dẫn đến khối lượng việc tăng lên rất nhiều. Con dâu có thể giúp tôi nhưng lại vừa sinh em bé. Tôi không thể nào nhờ các con làm việc nhà giúp mình.

Mỗi bữa, cả nhà tôi phải ngồi 3 mâm mới đủ, bát đũa nhiều vô số nhưng lại không có máy rửa bát và công việc này vẫn được thực hiện ở ngoài sân, phải ngồi xổm khiến tôi rất đau lưng. Cộng thêm tiết trời lạnh buốt. Nghĩ đến cảnh đó tôi lại thấy sợ.

Vì vậy, để không bị mệt trong dịp Tết, tôi đã quyết định Tết năm nay, cả nhà sẽ chỉ nấu 2 bữa vào ngày 30 và mồng 1. Còn lại, chúng tôi sẽ gọi đồ ăn sẵn hoặc đi ăn ở ngoài hàng. Ngày nay, các nhà hàng không đóng cửa trong dịp Tết Nguyên đán. Cả gia đình chúng tôi đi ăn ngoài.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Điều này giúp chúng ta không cần phải nấu nướng thường xuyên và rửa nhiều bát đĩa. Ngoài ra, đi ăn ở nhà hàng, chúng ta cũng có thể gọi bất cứ thứ gì mình thích. Tôi nghĩ, thà ra ngoài ăn để tiết kiệm năng lượng, sức khỏe còn hơn là nấu ăn ở nhà rồi cả ngày tất bật với việc lớn việc nhỏ. Khi cảm xúc khó chịu bị đè nén, chúng ta sẽ không còn cảm nhận được niềm vui ở bất cứ điều gì nữa. Tết cũng sẽ vì thế mà trở thành gánh nặng.

3. Không đi thăm họ hàng vào dịp Tết Nguyên đán

Hàng năm, vào ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, tôi thường về nhà ngoại trước, dùng bữa với hai anh trai, sau đó đến nhà con dâu lớn ngay hôm đó.

Nhà bố mẹ vợ con trai lớn và nhà tôi cách nhau hơn 100 km nếu đi bằng đường cao tốc. Thực tế chỉ mất khoảng 3 giờ lái xe ô tô nhưng nếu xảy ra tắc đường vào giờ cao điểm, cảm giác mệt mỏi sẽ tăng lên rõ rệt. Chúng tôi đã từng bị kẹt xe vào năm ngoái khi đang trên đường đến nhà con dâu lớn. Khi tới nơi, tôi hoàn toàn kiệt sức và không thể ăn uống gì sau trận say xe kinh hoàng suốt hơn 5 tiếng đồng hồ ngồi trên xe.

Nếu không tới thăm người thân, họ hàng vào dịp Tết, chúng ta có thể gửi lời chúc mừng qua video call và gặp nhau vào 1 thời điểm lý tưởng khác. (Ảnh minh họa)
Nếu không tới thăm người thân, họ hàng vào dịp Tết, chúng ta có thể gửi lời chúc mừng qua video call và gặp nhau vào 1 thời điểm lý tưởng khác. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, năm nay tôi quyết định không về thăm họ hàng, tôi sẽ đợi đến khi Tết Nguyên đán kết thúc rồi mới về thăm mọi người. Dù sao đi nữa, không có quy định nào là phải về thăm họ hàng vào dịp Tết Nguyên đán.

4. Không nhận lì xì từ thế hệ sau

Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, con trai, con dâu và con cháu trong họ sẽ gửi cho tôi những chiếc phong bao lì xì màu đỏ. Tôi thường rất thích nhận lì xì vì chúng mang tới cảm giác được quan tâm, vui vẻ và chia sẻ yêu thương.

Nhưng những năm gần đây, ai nấy cũng đều rất khó khăn trong việc kiếm tiền. Tôi không muốn bản thân trở thành áp lực cho chúng.

Vì vậy, năm nay tôi dặn các con không cần lì xì cho tôi. Nếu vẫn cảm thấy áy náy thì hãy lì xì số tiền thật nhỏ, chỉ để tượng trưng cho lời chúc tốt đẹp đầu năm mới là được. Còn với họ hàng, tôi sẽ từ chối. Điều này sẽ giúp chúng tiết kiệm mọi thứ có thể. Dù sao, 2 vợ chồng tôi đều có lương hưu nên chúng tôi không quá thiếu thốn hay phải lo lắng về tiền bạc.

5. Không đi đền, chùa vào hôm đông người

Đi đền, chùa dịp Tết Nguyên đán được coi như 1 phong tục đẹp. Mọi người đều đến chùa thắp hương vào những ngày Tết và nguyện cầu những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.

Tuy nhiên, năm nay tôi dự định sẽ tập trung và dành nhiều tâm huyết cho việc hương khói gia tiên thay vì đi phải vội đến đền, chùa ngay trong mấy ngày đầu năm. Vì Tết Nguyên đán thường rất đông người đi chùa đầu năm, rất nhiều vấn nạn có thể xảy ra.

Năm ngoái gia đình chúng tôi đi chùa và cũng đã vô tình gặp chuyện không may. Xe bị trầy xước khi đang đỗ trong bãi đỗ xe. Khi thắp hương, áo khoác của con dâu và chồng tôi cũng bị thủng lỗ chỗ do nhang của người khác đốt. Đây tuy là những việc nhỏ nhặt nhưng xét cho cùng cũng là lý do để tôi cân nhắc lại.

Tôi nghĩ, việc thờ cúng hương khói nên xuất phát từ trong tâm và đi vào thời gian nào phụ thuộc vào khi chúng ta cảm thấy sẵn sàng, vui vẻ, an toàn.

Tôi cảm thấy bây giờ trong dịp Tết Nguyên đán, thực sự không cần thiết phải bận rộn với nhiều đầu việc như xưa nữa. Bởi vì Tết Nguyên đán thực chất nên là dịp lễ nghỉ ngơi sau cả năm làm việc mệt mỏi của những người lao động, là thời gian vui chơi của trẻ em và là dịp để mọi người trong nhà đoàn tụ, gắn kết yêu thương. Tôi cũng nghĩ, Tết Nguyên đán thì nên làm điều gì đó khiến mọi người đều cảm thấy vui vẻ và thoải mái thì sẽ tốt hơn.

* Bài viết chia sẻ theo quan điểm cá nhân

Lam Anh

Không có tiền chi tiêu, tôi quyết định đập lợn đất và choáng váng khi thấy cả tập 500 nghìn bên trong

Không có tiền chi tiêu, tôi quyết định đập lợn đất và choáng váng khi thấy cả tập 500 nghìn bên trong

Chưa bao giờ tôi bỏ tiền mệnh giá lớn vào lợn, vậy ai là người cho tiền vào đó?

Đọc nhiều nhất