Ông chồng khác người, ăn Tết nhà ngoại lần đầu "nghiện" luôn, vợ không cần lo chuyện làm dâu

Dự tính là thế nhưng 4 năm lấy vợ thì có đến 3 năm Aly ăn Tết nhà ngoại.

Cứ mỗi dịp Tết đến là câu chuyện ăn Tết ở đâu luôn được hội chị em có chồng bàn tán. Đặc biệt là hoàn cảnh của những cô vợ lấy chồng xa. Ấy vậy mà câu chuyện của Trân Lê (Cà Mau) và Aly (Hà Nội) lại rất khác lạ.

Chàng người Việt gốc Nga điển trai Soda Blatop Ali Damon Indin Novic (gọi tắt là Aly) trót phải lòng cô gái miền Tây xinh đẹp dễ thương Trân Lê nên đã vượt 13.000km để rước nàng.

Aly có bố là người Nga, mẹ là người Việt. Anh sinh ra tại Nga nhưng thời gian sống ở Việt Nam là chủ yếu.

Ông chồng tâm lý từ lúc yêu đến lúc cưới

2 vợ chồng đã bước sang năm thứ tư của hôn nhân. Aly chia sẻ: “Thời gian 4 năm cũng không dài mà không ngắn nhưng vợ chồng mình trước khi quen nhau thì chưa có thời gian tìm hiểu nhiều về tính cách sở thích. Bọn mình chỉ gặp mặt được 1 tuần và đi đến kết hôn. Thời gian dài cũng khiến mọi thứ thay đổi nhiều, tính cách vợ mình rất dễ chịu, hiền lành, chăm chỉ. Thay đổi lớn nhất so với hồi chưa kết hôn là biết lo cho gia đình nhiều hơn”.

Trân cho biết, sau khi sinh bé, vóc dáng cô cũng thay đổi nhiều. Tăng cân khiến cô nàng tự ti nhưng Aly luôn bên cạnh vợ động viên, tiếp thêm sức lực để chỉ trong 4 tuần mà Trân giảm được 15kg.

Ít ai nghĩ, ông chồng tâm lý, cute này đã ở tuổi U40
Ít ai nghĩ, ông chồng tâm lý, cute này đã ở tuổi U40

Trân chia sẻ: “Vợ chồng mình cũng thoải mái trong việc ăn Tết nội hay. Nhà chồng mình ở Hà Nội, nhà đẻ ở Cà Mau, vợ chồng mình lại đang sinh sống ở TP.HCM nên đều xa nội ngoại. Tết có thể không về được thì chúng mình sẽ về vào dịp khác. Chồng mình cũng rất tâm lý, có vấn đề gì ngồi cùng nhau chia sẻ, giải quyết, không bao giờ cãi nhau. Do khoảng cách giữa các bên quá xa nhau nên vợ chồng mình cũng tính 2 mẹ con về ngoại ăn Tết, chồng thì về nội vì bọn mình ưu tiên con nhỏ. Cũng may bố mẹ chồng mình đều dễ tính, ông bà quan niệm con cháu về chơi là vui nhất rồi”.

Riêng ông chồng này thì cho biết: “Ngày Tết là dịp đại gia đình quây quần đoàn tụ, nó là một nét văn hóa nhưng mình thấy cũng tùy điều kiện từng nhà.

Ông chồng khác người, ăn Tết nhà ngoại lần đầu

Ngay từ khi kết hôn mình và vợ đã phân chia theo năm để về quê ăn Tết, 1 năm về ngoại và 1 năm về nội. Như thế sẽ thoải mái tâm lý cho vợ mình và cũng là cơ hội để mình được gần gũi với gia đình vợ hơn. Mình thấy việc phân chia sẽ giúp cả hai vui vẻ, đôi khi việc về quê ăn Tết sẽ giống như đi du lịch vậy”.

Dự tính là thế nhưng 4 năm lấy vợ thì có đến 3 năm Aly ăn Tết nhà ngoại.

Choáng ngợp khi lần đầu ăn Tết nhà vợ, từ đó “nghiện” luôn

Aly tâm sự, cái Tết mà anh nhớ nhất là thời điểm dịch Covid-19. Đó là cái Tết đầu tiên anh ăn Tết nhà ngoại. Và từ những năm sau đó ông chồng này quyết luôn, thăm nội vào mùa hè cho được nhiều thời gian, còn mấy ngày Tết sẽ về ngoại.

“Thời điểm đó khó khăn nên vợ mình ở quê còn mình lên Sài Gòn làm ăn. Không thể chăm sóc vợ, kinh tế eo hẹp, nhà nội lại ở xa nên mình phải trông cậy vào hết bên ngoại. Mỗi tháng được về thăm vợ con 1 lần mà lúc nào đi vợ mình cũng khóc. May mắn là mình đã ổn định được công việc sớm để đón mẹ con cô ấy lên”.

Ngày Tết luôn là ngày vui vẻ tụ họp gia đình, đối với Aly, anh cảm thấy ngoài Bắc chuẩn bị ngày Tết chu đáo hơn với thời tiết se lạnh đặc trưng. Nhưng khi ăn Tết trong Nam anh thấy mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.

Ông chồng khác người, ăn Tết nhà ngoại lần đầu

Năm đầu tiên ăn Tết nhà ngoại Aly thực sự ngỡ ngàng vì sự đơn giản đến không ngờ. Người nhà vợ anh chỉ cần con cái cùng ăn cơm, họp mặt, nói chuyện, không sắm sửa hay nhiều lễ nghĩa. Các hoạt động chính là ngồi nhậu, chơi trò chơi dân gian hay hát karaoke.

“Đa phần là mọi người trong này đi du lịch vào dịp Tết. Bố mẹ mình cũng không yêu cầu gì nhiều, 1 năm chỉ cần gia đình tụ họp đông đủ 1 lần là được. Vợ mình cũng thoải mái dễ thở hơn khi nhà chồng toàn người hướng ngoại không gò bó ngày lễ Tết. Thậm chí cô ấy cũng không cần sắm sửa gì cho bên nội cả vì ở xa nên chỉ cần gọi điện chúc Tết là được”, Aly chia sẻ.

Ông chồng khác người, ăn Tết nhà ngoại lần đầu

Aly kể xung quanh anh có rất nhiều người đàn ông gia trưởng hoặc gia đình chồng khó tính đòi hỏi nhiều ở nàng dâu. Nhưng anh quan niệm: “Mọi vấn đề sẽ dễ dàng khi người đàn ông ở giữa biết cân bằng. Nếu anh chồng nào cũng biết nghĩ cho vợ mình thì không cô vợ nào có ý định 'nổi loạn' cả. Riêng việc lấy chồng xa phụ nữ đã thiệt thòi rồi thì cần bù đắp cho vợ mình bằng cách này hoặc cách khác. Nếu việc nhà nội nhiều, hãy hỗ trợ cô ấy để được sớm sang nhà ngoại đón Tết. Mẹ mình vẫn dạy: ‘Không được có suy nghĩ dâu là con rể là khách, đã là người 1 nhà thì phải yêu thương san sẻ nhau, gọi 1 tiếng bố tiếng mẹ thì phải hiếu thảo chăm lo’. Nên đàn ông đừng hẹp hòi với vợ trong việc ăn Tết ở đâu, nếu các anh bao dung độ lượng một chút thì đàn ông mới là người được mát mặt nhất”.

VV

Lấy chồng 10 năm chưa một lần được về ngoại ăn Tết, cô vợ quyết 'vùng lên' vào năm thứ 11

Lấy chồng 10 năm chưa một lần được về ngoại ăn Tết, cô vợ quyết "vùng lên" vào năm thứ 11

Con gái đi lấy chồng rồi, phải chăng bố mẹ mình sẽ luôn ở sau bố mẹ chồng trong danh sách ưu tiên?