Truyền thống ăn Tết Trung thu của người Đài Loan: Một loại quả vô cùng quen thuộc trở thành "thánh vật" mang ý nghĩa đặc biệt ít ai ngờ

Cũng như ở Việt Nam, Tết Trung thu tại Đài Loan (Trung Quốc) rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, ngày trăng được cho là tròn và sáng nhất trong năm.

Dù có nguồn gốc từ nông nghiệp, cụ thể là ngày ăn mừng mùa thu hoạch, Tết Trung thu hiện nay lại có ý nghĩa chính là sum họp gia đình, vì vậy còn được gọi là Tết Đoàn viên. Vào ngày Tết Trung thu, cả gia đình thường tập trung lại với nhau để ngắm trăng, ăn uống và trò chuyện vui vẻ.

Truyền thuyết về nguồn gốc Tết Trung thu tại Đài Loan

Truyền thống ăn Tết Trung thu của người Đài Loan: Một loại quả vô cùng quen thuộc trở thành

Có nhiều câu chuyện khác nhau liên quan đến Tết Trung thu được người Đài Loan lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó, câu chuyện phổ biến nhất là truyền thuyết Hậu Nghệ bắn rơi Mặt trời.

Câu chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, trên bầu trời bỗng xuất hiện cùng lúc mười Mặt trời. Ánh nắng gay gắt từ chúng khiến đồng ruộng khô héo, ng suối cạn nước, con người phải sống trong cảnh chật vật khó khăn. 

Không thể chịu đựng tình cảnh này, một cung thủ tài giỏi tên là Hậu Nghệ đã quyết định mang cây cung thần của mình lên đỉnh núi Côn Lôn và bắn hạ chín trong số mười Mặt trời. Người dân tôn kính Hậu nghệ như một anh hùng, nhiều thanh niên đổ xô đến tìm anh để theo học bắn cung, trong đó có cả nhân vật Bàng Mông độc ác.

Tết Trung thu là dịp để người Đài Loan quay về với gia đình
Tết Trung thu là dịp để người Đài Loan quay về với gia đình

Về sau, Hậu Nghệ kết hôn với một cô gái xinh đẹp tên Hằng Nga. Trong một lần tình cờ gặp Tây Vương Mẫu, ông đã được bà ban cho một loại thuốc giúp con người trường sinh bất tử và có thể bay lên thiên giới.

Không muốn rời xa vợ mình, Hậu Nghệ đã đưa Hằng Nga loại thuốc tiên để cô cất giữ trong hộp gỗ. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng không hay biết rằng Bàng Mông đã phát hiện ra viên thuốc đó. Một ngày nọ, khi Hậu Nghệ và các đệ tử khác ra ngoài săn bắn, Bàng Mông đã đe doạ Hằng Nga, bắt cô đưa thuốc tiên cho anh ta.

Từ chối giao nó vào tay một người độc ác, Hằng Nga đã tự mình uống viên thuốc đó và bay lên trời. Đau buồn vì phải rời xa chồng, Hằng Nga quyết định đáp xuống Mặt Trăng để có thể ở gần anh nhất. Sau khi trở về và biết chuyện xảy ra với vợ, Hậu Nghệ vô cùng đau lòng. Kể từ đó, anh bắt đầu bày biện những loại trái cây cô yêu thích và thắp hương, mọi người cũng bắt đầu học theo, cầu nguyện Hằng Nga trên Mặt trăng sẽ ban cho sự may mắn và bình an.

Truyền thống ăn Tết Trung thu của người Đài Loan: Một loại quả vô cùng quen thuộc trở thành

Bên cạnh đó, còn có một câu chuyện khác về truyền thuyết Trung thu mà người Đài Loan vẫn thường kể cho con cháu. Chuyện kể rằng ngày xưa có một anh tiều phu tên Wu Gang, anh luôn mong muốn được trở nên bất tử, nhưng lại không muốn bỏ ra quá nhiều công sức và thời gian.

Để trừng phạt tính xấu này của chàng tiều phu, sư phụ của anh ta đã nói rằng nếu có thể chặt hạ cây anh đào khổng lồ trên Mặt trăng, anh ta có thể hấp thụ số tuổi của cây đó. Người tiều phu tin là thật, tìm đến cây hoa anh đào và chặt liên tục không ngừng nghỉ. Trải qua nhiều năm tháng, cây vẫn còn đó, chỉ có người già đi.

Tập tục và ẩm thực đặc trưng: Có thứ quả đặc biệt chứa đựng nhiều gửi gắm

Phần quan trọng nhất của Tết trung thu là sum họp gia đình, vì đây là một trong số ít những dịp tất cả các thành viên đều có thể ở cùng với nhau mà không cần lo lắng về công việc hay những vấn đề khác. Đặc biệt, tại Đài Loan, bữa tối trong ngày này là sự kiện quan trọng nhất của cuộc đoàn tụ. Mọi người dù bận rộn đến đâu vẫn cố gắng sắp xếp để về nhà ăn tối.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, thịt nướng BBQ và thưởng thức dưới ánh trăng sáng đã trở thành một thói quen trong dịp Tết Trung thu ở Đài Loan
Trong vài thập kỷ trở lại đây, thịt nướng BBQ và thưởng thức dưới ánh trăng sáng đã trở thành một thói quen trong dịp Tết Trung thu ở Đài Loan
Bánh trung thu là thức quà không thể thiếu trong dịp lễ này
Bánh trung thu là thức quà không thể thiếu trong dịp lễ này

Ngoài các buổi họp mặt, việc gửi lời chúc tốt đẹp đến những người trong gia đình cũng là một phong tục được người dân Đài Loan thực hiện rộng rãi. 

Tương tự như những dịp lễ khác, để ăn mừng Tết Trung thu, người Đài Loan cũng có những món ăn đặc trưng không thể bỏ qua trọng dịp này, chẳng hạn như bánh trung thu, thịt nướng BBQ. Mở tiệc dưới ánh trăng với những xiên thịt nướng đã trở thành hoạt động quen thuộc của người Đài Loan trong ngày Trung thu. Nhiều nhóm bạn, các gia đình thích tụ tập bên dòng sông, trong công viên để cùng thưởng thức ánh trăng một cách rõ ràng và "đúng chất" hơn.

Song đặc biệt hơn cả, có một thứ quả vô cùng quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, nhưng lại mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết Trung thu đối với người Đài Loan, đó là quả bưởi.

Truyền thống ăn Tết Trung thu của người Đài Loan: Một loại quả vô cùng quen thuộc trở thành

Thu hoạch vào ngày Tết Trung thu, bưởi được xem là món ăn yêu thích của Hằng Nga. Vì vậy, khi trăng tròn mọc lên vào ngày đặc biệt này, đa số gia đình ở Đài Loan sẽ đặt bánh trung thu, đậu phộng và bưởi lên bàn thờ để dâng lên Nữ thần Mặt trăng.

Ngoài ra, trong tiếng Quan Thoại, quả bưởi được gọi là “you zi”, đồng âm với từ “cầu con trai”. Vì vậy, người ta tin rằng việc ăn bưởi và đặt vỏ quả bưởi lên đầu là một cách biểu thị lời cầu nguyện tới Hằng Nga. Từ cung trăng, cô sẽ nhìn thấy và ban phước lành cho những người trẻ trong gia đình.

Bưởi được xem là loại quả quan trọng, thậm chí còn được gọi là
Bưởi được xem là loại quả quan trọng, thậm chí còn được gọi là "Thánh vật Trung thu" chứa đựng nhiều ý nghĩa của người Đài Loan

Ở tỉnh Mai Châu (Trung Quốc), người ta còn tin rằng gọt bưởi theo một phương pháp gọi là “sha you” sẽ giúp xua đuổi tà mà cùng năng lượng tiêu cực ra khỏi cuộc sống của con người.

Nguồn: Taiwan Scene, The Culture Trip

Sông Thương

Giá nguyên vật liệu làm bánh trung thu tăng

Giá nguyên vật liệu làm bánh trung thu tăng

Giá các loại nguyên vật liệu làm bánh trung thu như bột, đường, lòng đỏ trứng muối... đều tăng khiến giá bánh cũng tăng nhẹ so với năm ngoái.