PGĐ CDC Hà Nội: Có thể sẽ không thực hiện Chỉ thị 16 mà sẽ chuyển sang Chỉ thị 15 hoặc 19

Đến ngày 23/8, Hà Nội sẽ hết đợt giãn cách, nhiều ý kiến lo ngại việc tháo giãn cách trước kỳ nghỉ lễ sẽ làm bùng dịch.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho rằng việc lấy 800.000 mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 sẽ được báo cáo để lãnh đạo thành phố xem xét như một trong các điều kiện về việc có tiếp tục giãn cách hay dừng giãn cách.

“Hiện số mẫu có kết quả mới rất ít, nếu sau khi lấy 800.000 mẫu cho kết quả âm tính nhiều thì sẽ là tín hiệu khả quan trong việc khoanh vùng F0 ngoài cộng đồng. Nhưng nếu kết quả còn nhiều mẫu dương tính ngoài cộng đồng thì nguy cơ vẫn rất cao”, ông Tuấn nói.

PGĐ CDC Hà Nội: Có thể sẽ không thực hiện Chỉ thị 16 mà sẽ chuyển sang Chỉ thị 15 hoặc 19

Đến ngày 23/8, Hà Nội sẽ hết đợt giãn cách, nhiều ý kiến lo ngại việc tháo giãn cách trước kỳ nghỉ lễ sẽ làm bùng dịch. Ông Tuấn cho rằng nếu mở cửa ngay lập tức sẽ bung ra khối lượng đi lại rất lớn.

“Việc có tiếp tục giãn cách hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn không thể hoàn toàn mở hết trở lại, có thể sẽ không thực hiện Chỉ thị 16 mà sẽ chuyển sang Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19. Việc này sẽ được lãnh đạo thành phố cân nhắc và quyết định trong thời gian tới", ông Tuấn nói.

Văn phòng Thành uỷ Hà Nội hôm nay vừa ra Thông báo số 465-TB/TU về kết luận của Thường trực Thành ủy tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Kết luận được đưa ra tại cuộc họp ngày 16.8 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Theo đó, Thường trực Thành uỷ Hà Nội kết luận, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường. Việc xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới và nhận định có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết. Trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện “chặt ngoài, lỏng trong”.

Thường trực Thành uỷ yêu cầu cả hệ thống chính trị TP, các lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch một cách thực chất, hiệu quả, sớm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

Các lực lượng chức năng tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng, hợp lý như đã nêu trong Chỉ thị số 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố.

Các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo tiếp tục bố trí, nâng cao hiệu quả thực chất của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các ngõ, phố, thôn, xóm; phát huy tốt vai trò các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ phản ứng nhanh từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, kiểm soát chặt cả bên ngoài và bên trong, nhất là các khu vực có F0 đã phong tỏa, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Các nơi phong tỏa phải kiểm soát nghiêm, chặt hơn, bố trí lực lượng, phương tiện cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho từng gia đình, từng người dân để nhân dân yên tâm ở tại chỗ, không ra ngoài, phòng ngừa lây lan dịch trong khu phong tỏa.

Triển khai hiệu quả việc xét nghiệm diện rộng, trong đó lưu ý việc xác định các khu vực nguy cơ cao bảo đảm chính xác, ưu tiên xét nghiệm các “vùng đỏ”, các đối tượng nguy cơ cao như: lực lượng tuyến đầu, người lao động tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa, vận tải, dịch vụ, công nhân lao động khu công nghiệp, chế xuất, giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện...

Thanh Mai

TPHCM đề xuất chi gần 54 tỷ mua túi thuốc cho F0 cách ly tại nhà

TPHCM đề xuất chi gần 54 tỷ mua túi thuốc cho F0 cách ly tại nhà

Theo sở Y tế dự báo, trong khoảng 1 tháng tới, dự kiến số ca F0 có thể lên tới 182.408 ca nên cần số lượng túi thuốc tương ứng.