Giới thiệu công nghệ sinh học mới nhất |
Kinh tế tri thức và quyền sở hữu trí tuệ
Xu thế phát triển nền kinh tế dựa trên kinh tế tri thức và quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành chính sách, chiến lược ưu tiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xu thế này đã khẳng định các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Đây là động lực quan trọng cho đổi mới công nghệ, tạo ra những giá trị mới để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời cũng là yếu tố khuyến khích sự sáng tạo khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, sự phát triển nền kinh tế tri thức và quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực khi việc “bảo hộ kinh tế” đối với tri thức không được đảm bảo. Hàng ngày, hàng giờ, các kết quả nghiên cứu khoa học bị xâm hại ở những mức độ khác nhau. Có nhiều lý do để dẫn đến việc này, trong đó có những lý do mà chính những người nghiên cứu khoa học vô tình để mình “rơi vào cái bẫy” khiến các kết quả nghiên cứu bị đánh cắp.
PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Trưởng đơn vị NCKH và HTQ, Đại học Y Hà Nội khẳng định muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì phải chuyển đổi số, đồng bộ quản lý - đánh giá - kiểm toán tính bền vững- chi phí hiệu quả của bất cứ KPI nào hiện nay- gắn với luật - quy chế thi đua khen thưởng - các loại danh hiệu- chức danh- chức vụ. |
Nói về việc bị xâm hại kết quả nghiên cứu, PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Trưởng đơn vị NCKH và HTQ, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều lần các kết quả nghiên cứu khoa học của chị bị “sử dụng chùa”. Dù rất bức xúc, đau xót nhưng chị cũng không làm gì được vì đây là vấn đề hệ thống và tư duy. “Chưa kể nếu là người cùng đơn vị, lãnh đạo của mình thì lại càng khó. Họ không muốn công nhận mình và tìm cách thay tên đổi họ nghiên cứu-thành quả của mình. Giải pháp thì đơn giản thôi. Phải chuyển đổi số, đồng bộ quản lý - đánh giá - kiểm toán tính bền vững- chi phí hiệu quả của bất cứ KPI nào hiện nay- gắn với luật - quy chế thi đua khen thưởng - các loại danh hiệu- chức danh- chức vụ là xong. Nhưng chắc chắn không ai thích đâu”- PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh nói.
Để minh chứng những gì mình chia sẻ, PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh dẫn ví dụ về nghiên cứu để phát triển-xây dựng chính học phần phát triển bản thân và tính chuyên nghiệp mà chị thực hiện. “Nó là thành quả của đề tài cấp bộ Xây dựng chuẩn đầu ra cho BSĐK, bộ thì dùng để xây dựng chuẩn năng lực, các trường dùng để đổi mới đào tạo, nhận dự án hàng triệu đô Nhưng chính môn học thể hiển 1/3 con đường của chương trình đổi mới tôi đưa vào từ 2014 (đã phê duyệt) đến 2018 chính thức dạy, vậy mà đến khi chương trình đổi mới họ tự phân công, bố trí người dạy đúng chương trình đó. Tôi không làm gì được vì không có bảo hộ quyền tác giả”. PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh cho biết.
Đồng quan điểm với PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh, TS Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn vi sinh vật thuộc Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa khẳng định: “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề hay và thiết thực với các nhà khoa học. Tuy nhiên để thực hiện không dễ. Đầu tiên là việc bị đánh cắp ý tưởng nghiên cứu. Sau đến việc bị đánh cắp sản phẩm. Ví dụ bên tôi nghiên cứu về chế phẩm sinh vật thì các chủng vi sinh vật đó cũng dễ bị đánh cắp”.
TS Nguyễn Thị Thu Hà cho biết đơn vị chị nghiên cứu về chế phẩm sinh vật thì các chủng vi sinh vật đó cũng dễ bị đánh cắp. |
Từng được cấp bằng sáng chế hữu ích về chế phẩm vi sinh cải tạo đất và cũng là đồng tác giả của hai bằng sáng chế tiện ích được cấp, TS Nguyễn Thu Hà cho rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn hạn chế. Cộng thêm tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ diễn ra khá phổ biến. Khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn hơn. Nền kinh tế tri thức phát triển chậm hơn.
Giải pháp nào để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Trao đổi về các giải pháp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM nói: “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề cần được coi trọng, đặc biệt khi khoa học Việt Nam bắt đầu phát triển. Hiện, tôi cảm thấy nghiên cứu của mình phát triển chưa đủ mạnh để nhìn ra nhu cầu nhưng cần thiết phải chuẩn bị trước hành lang pháp lý. Nếu đợi tới lúc có hậu quả rồi thì không nên. Theo tôi, mình cứ nhìn các nước phát triển để học thôi. Họ đang đi trước mình. Học họ để rút kinh nghiệm, họ làm gì thì mình làm theo và cải tiến cho phù hợp với bối cảnh đất nước mình, lĩnh vực nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu của tôi chưa chuyển giao công nghệ để bị xâm phạm. Nhiệm vụ của nhà khoa học là nghiên cứu, công bố, ai sử dụng được thì tốt quá. Tuy nhiên, khi các nghiên cứu có tầm đủ lớn, các kết quả thực sự có thể chuyển giao và tạo nên công nghệ có tính đột phá thì quyền sở hữu trí tuệ là đặc biệt quan trọng”.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài (phải ) hướng dẫn nghiên cứu tại phòng thí nghiệm |
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Hoài, nhà khoa học nhiều khi cá nhân họ không thực sự cần lợi ích nhưng nếu không có lợi ích thì không thể phát triển tiếp và không thể thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, của cả tập thể. Giống như trồng cây ra tráithì hải bán để mua phân bón. Nếu trái cây đó bị người khác đánh cắp, ùng tiền bán trái cây đó mua phân bón cho cây khác thì cây gốc sẽ thui chột, không thể có trái cây mới tốt hơn.
Liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tránh việc các kết quả nghiên cứu bị “đánh cắp”, xài chùa, bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh , Giám đốc Trung tâm, nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn, Cục Sở hữu trí tuệ khuyến khích các nhà khoa học nếu kết quả nghiên cứu của mình có tính mới (tính mới này phải có tính quốc tế- cần được tra cứu để xác định điều đó) thì làm hồ sơ xin cấp bằng độc quyền. Điều này liên quan đến bí mật kinh doanh. Đăng ký bảo hộ bản quyền thì phải công khai nhưng nếu kết quả nghiên cứu đó không có tính mới, không được cấp bằng độc quyền thì mình lại công khai mất rồi và các nhà khoa học khác có thể lấy kết quả đó … Tuy nhiên, nếu không đăng ký bản quyền thì người khác sẽ sử dụng tự do kết quả nghiên cứu của mình. Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến ở các Trường,Viện nghiên cứu….
“Khi được bảo hộ thì phải xác lập quyền, tiềm năng thương mại kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn”- bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh , Giám đốc Trung tâm, nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn, Cục Sở hữu trí tuệ khuyến khích các nhà khoa học nếu kết quả nghiên cứu của mình có tính mới (tính mới này phải có tính quốc tế- cần được tra cứu để xác định điều đó) thì làm hồ sơ xin cấp bằng độc quyền. |
Theo đó, vai trò tư vấn của các tổ chức, đơn vị là rất quan trọng để các nhà khoa học, những người làm nghiên cứu ý thức được việc bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình là cơ sở để thúc đẩy sự sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm mới có ích cho con người, cho xã hội. Đồng thời cảnh báo và khuyến nghị các doanh nghiệp, người tiêu dùng nhận biết và tuân thủ pháp luật, kiên quyết đấu tranh với việc xài chùa, đánh cắp kết quả nghiên cứu và sử dụng hàng giả. Xã hội càng phát triển thì nền kinh tế tri thức và quyền Sở hữu trí tuệ luôn đi song hành với nhau. Nền kinh tế tri thức đặt tri thức và sự đổi mới sáng tạo là trung tâm cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Còn quyền sở hữu trí tuệ là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức.
Tập huấn “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ” tại đại học
Buổi tập huấn nhằm mục đích nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường đại học