Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

Đây là nội dung quan trọng của hoạt động kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam năm nay.
Đại diện các nhà khoa học nữ tham dự sự kiện tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Đại diện các nhà khoa học nữ tham dự sự kiện tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Sự kiện do Công đoàn  Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Chi Hội Nữ trí thức tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học nữ.

Tại sự kiện, các đại biểu đã nghe bà Nguyễn Thị Hồng Lam, Phó Trưởng Ban Nữ công Công đoàn, Phó Chủ tịch Chi Hội Nữ trí thức Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ôn lại truyền thống ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đồng thời, thông tin về các phong trào thi đua yêu nước của các nhà khoa học nữ cùng những đóng góp tích cực của chị em trong Viện vào sự phát triển chung của đơn vị và xã hội.  

Bà Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (áo đỏ, đứng thứ hai từ phải) và ông Nguyễn Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam tặng hoa cho các nhà khoa học nữ Viện Khoa học và Nông nghiệp Việt Nam
Bà Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (áo đỏ, đứng thứ hai từ phải) và ông Nguyễn Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam tặng hoa cho các nhà khoa học nữ Viện Khoa học và Nông nghiệp Việt Nam

Phát biểu chúc mừng chị em nhân ngày hội của giới nữ, ông Bùi Quang Đãng, Đảng ủy viên, Trưởng Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đánh giá cao tinh thần trách nhiệm với công việc của các nhà khoa học nữ. Những kết quả nghiên cứu của chị em trong những năm qua đã góp phần nâng cao vị thế của Viện và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Đề cập đến việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu- một trong những nội dung được các chuyên gia tập huấn tại sự kiện, ông Bùi Quang Đãng nhấn mạnh các nhà khoa học nói chung và  các nhà khoa học nữ nói riêng cần phải biết khai thác kết quả chất xám của mình đã tạo ra. Phải biết cách và tìm được những hướng đi cho việc  thương mại sản phẩm nghiên cứu của mình để phục vụ xã hội nhưng cũng đem lại lợi ích cho Viện và phát triển Viện lên một tầm cao mới từ chính năng lực, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện.

Đại diện lãnh đạo và Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhận hoa chúc mừng từ các chuyên gia tham gia giảng bài tại lớp Tập huấn về Sở hữu trí tuệ
Đại diện lãnh đạo và Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhận hoa chúc mừng từ các chuyên gia tham gia giảng bài tại lớp Tập huấn về Sở hữu trí tuệ

Trong khuôn khổ của sự kiện chào mừng ngày Quốc tế 8/3 và Khởii nghĩa Hai Bà Trưng, các nhà khoa học nữ đã tham gia Lớp Tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và Đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ”.

Đây là những kiến thức thiết thực và hữu ích đối với các nhà khoa học của Viện khi mà trên thực tế vấn đề  bảo hộ đối với kết quả nghiên cứu ở các trường và Viện tại Việt Nam ít được quan tâm.

Toàn cảnh Lớp Tập huấn về Sở hữu trí tuệ
Toàn cảnh Lớp Tập huấn về Sở hữu trí tuệ

Tại Lớp tập huấn, các thành viên tham gia đã nghe các chuyên gia trình bày bài giảng liên quan đến bảo hộ và khai thác kết quả nghiên cứu, như: Bảo hộ  và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học ( bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp Nghiên cứu đào tạo và hỗ trợ, tư vấn Cục Sở hữu trí tuệ); Bảo hộ giống cây trồng Việt Nam ( ông Nguyễn Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp Hỗ trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam); Phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ ( bà Lê Thị Khánh Vân,Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp).

Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp Nghiên cứu đào tạo và hỗ trợ, tư vấn Cục Sở hữu trí tuệ nói về điều kiện bảo hộ và thời hạn bảo hộ kết quả nghiên cứu khoa học...
Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp Nghiên cứu đào tạo và hỗ trợ, tư vấn Cục Sở hữu trí tuệ nói về điều kiện bảo hộ và thời hạn bảo hộ kết quả nghiên cứu khoa học...

Trong bài giảng của mình, bà Lê Thị Khánh Vân, khẳng định: “Thương mại hóa thành quả hay một ý tưởng khoa học mang tính đột phá về cơ bản cũng giống như thương mại hóa sản phẩm, nhưng việc thực hiện khó khăn hơn nhiều. Nhiều khi việc này còn khó khăn bởi vì chúng ta phải xây dựng thị trường cho một sản phẩm mới, chứ không phải là thiết kế một sản phẩm cho phù hợp với một thị trường hiện hữu. Hơn nữa, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp luôn luôn ở hai bên dòng sông, rất khó đến với nhau vì mục đích của hai bên cung và cầu khác nhau”.

Ông Lê Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam trình bày các vấn đề liên quan đến bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam
Ông Lê Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ giống cây trồng Việt Nam trình bày các vấn đề liên quan đến bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam

Cũng theo bà Lê Thị Khánh Vân, khó khăn trong việc hợp tác giữa tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp  là thiếu thống nhất giữa nhà khoa học và doanh nghiệp. Bên cung chủ yếu tập trung vào nhà khoa học; Mang tính lý thuyết; Hiểu biết không đẩy đủ về nhu cầu sản xuất . Việc hỗ trợ tài chính tập trung đang tập trung vào các tổ chức KH&CN (bên cung); Hỗ trợ trùng lặp; Thiếu thiết bị cho các ngành sản xuất (công nghiệp).

Hợp tác sản xuất giữa khu vực sản xuất với trường đại học và doanh nghiệp kém hiệu quả do bất cập của các ngành ( thiếu đào tạo thực tế; thiếu tính sáng tạo), tỉ lệ thất nghiệp cao; trình độ đào tạo chưa phù hợp với các ngành.

Bà Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp gợi ý, định hướng và truyền đạt các kinh nghiệm liên quan đến phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ
Bà Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp gợi ý, định hướng và truyền đạt các kinh nghiệm liên quan đến phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ

Phân tích, gợi ý, định hướng hay nói các khác là “vẽ đường” cho các nhà khoa học bước ra thị trường, thương mại hóa kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả, bà Vân cho rằng đối với nhà khoa học, việc bình duyệt các ấn phẩm nghiên cứu dựa trên tính mới và giá trị với cộng đồng là một quá trình khoa học và chính xác.  Nghiên cứu thị trường có tầm quan trọng chìa khóa; nếu thị trường thờ ơ thì dù nghiên cứu có vĩ đại cỡ nào nó cũng không trở thành sản phẩm được. Các nhà khoa học cũng cần chuẩn bị cho mình các tình huống như điều tra thị trường cho biết sản phẩm như mình đã hình dung là không khả thi nhưng một sản phẩm khác biệt có khi lại khả thi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng là nhà khoa học tiên phong, cái bạn thu được có khi chỉ là kiến thức và sự công nhận - còn những người đưa nó ra thị trường (chấp nhận các rủi ro tài chính và thương mại) sẽ phải có lợi nhuận.

Vai trò của  sở hữu trí tuệ đối với thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

Với trách nhiệm và tâm huyết với vấn đề sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ các nhà khoa học ý thức và hiểu rõ hơn giá trị của việc bảo hộ và khai thác thương mại kết quả nghiên cứu khoa học, các chuyên gia Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, Nguyễn Thanh Minh, Lê Thị Khánh Vân… đã góp phần khiến ngày Quốc tế 8/3 ở Viện Khoa học  Nông nghiệp Việt Nam trở nên ý nghĩa và thiết thực.

Vai trò của  sở hữu trí tuệ đối với thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

Chu Thu Hằng

Vai trò của Sở hữu trí tuệ (IP) trong hành trình khởi nghiệp của Ths.Trần Thị Hương Giang- người sáng lập Công ty Genatech Pharmaceuticals

Vai trò của Sở hữu trí tuệ (IP) trong hành trình khởi nghiệp của Ths.Trần Thị Hương Giang- người sáng lập Công ty Genatech Pharmaceuticals

Ths.Trần Thị Hương Giang được WIPO lựa chọn và đài thọ tham gia sự kiện Festival đổi mới sáng tạo (Shetrade) của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi.