Sinh viên từ quê ra Hà Nội học tập, ngoài khoản tiền học phí, còn rất nhiều những đầu mục khác phải chi, từ tiền thuê nhà tới tiền đi lại, ăn uống. Nhiều người nghĩ rằng thời buổi này, gói gọn chi tiêu trong vòng 3 triệu quay đầu là điều không thể, dù là với sinh viên hay người đã đi làm.
Tuy nhiên, chia sẻ của 2 bạn trẻ dưới đây đã chứng minh điều ngược lại: Sống ở Hà Nội, 3 triệu/tháng vẫn là mức ngân sách khả thi!
Có thể tiêu hơn 3 triệu/tháng nhưng vẫn quyết tâm tiết kiệm
Trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một bạn sinh viên năm 2 đã khiến không ít người phải ngợi khen. Chuyện là cô bạn được bố mẹ cho 4 triệu/tháng để chi tiêu (không tính tiền thuê nhà), nhưng thay vì tiêu hết số tiền này, cô bạn quyết tâm chỉ tiêu 3 triệu là kịch kim.
|
Với kế hoạch chi tiêu như trên, không khó để nhận ra cô đã siết chặt “hầu bao” ở mức tối đa. Không cà phê tụ tập bạn bè, tiền ăn vặt cũng chỉ 130-150k/tháng, tiền mua mỹ phẩm và shopping online tổng cộng cũng chỉ 400k/tháng. Là con gái mà chi tiêu tiết kiệm được như vậy, chắc chắn không phải việc dễ dàng.
Dù tất cả mới chỉ là kế hoạch, nhưng là sinh viên năm 2 mà đã có tư duy quản lý chi tiêu, tiết kiệm là cũng rất đáng khen rồi.
Hay như một trường hợp khác, là cô sinh viên Sư Phạm dưới đây. Hàng tháng, cô bạn đặt mục tiêu chỉ tiêu 2 triệu cho toàn bộ chi phí sống ở Hà Nội. Dù học Sư Phạm, hàng tháng đều có một khoản tiền trợ cấp, nhưng cô cũng quyết tâm không tiêu vào mà sẽ để tiết kiệm.
|
Tựu trung lại, dù chưa kiếm ra tiền nhưng 2 bạn trẻ này đã có tư duy tiết kiệm từ sớm, không hề ỷ lại vào việc được bố mẹ chu cấp. Đây là điều rất đáng khen và đáng hoan nghênh.
2 khoản chi không nên cắt giảm, thậm chí còn phải đầu tư mạnh tay khi là sinh viên
Biết tiết kiệm là tốt, nhưng với sinh viên, có lẽ đây không nên là mục tiêu lớn nhất trong những năm tháng ngồi trên giảng đường. Bởi lúc này, việc trau dồi kiến thức cũng như các kỹ năng phục vụ cho công việc sau này mới là điều quan trọng nhất.
Thử nghĩ xem, tốt nghiệp Đại học bằng Giỏi - Xuất sắc, có mấy chục - 100 triệu tiết kiệm khi ra trường mà CV trống hoác, kinh nghiệm thực tập không có, ngoại ngữ cũng lẹt đẹt, hành trình tìm một công việc ổn định sẽ trắc trở, khó khăn hơn nhiều.
Vì thế, dù nghiêm túc với mục tiêu tiết kiệm, bạn cũng không nên tiếc tiền cho 3 khoản chi dưới đây. Nếu gia đình không quá dư dả để hỗ trợ, hãy đi làm thêm, kiếm tiền để tự trang trải cho 2 khoản này.
1 - Học thêm ngoại ngữ
Ngày xưa, tiếng Anh có thể được coi là “ngôn ngữ thứ 2” nhưng bây giờ, chuyện ấy không còn đúng nữa, vì gần như bạn trẻ nào cũng có khả năng đọc hiểu, giao tiếp thành thạo tiếng Anh rồi.
Nếu cảm thấy bản thân chưa tự tin với kỹ năng giao tiếp, đọc hiểu tiếng Anh, bạn có thể đi học thêm hoặc học online tại nhà trên các website như Coursera, Udemy,... Việc thông thạo 4 kỹ năng Listening - Speaking - Writing - Reading không chỉ là lợi thế khi đi xin việc, apply học bổng, mà còn giúp bạn có cơ hội tiếp cận với “kho tàng” tài liệu, kiến thức trên mạng đấy.
Ảnh minh họa |
Nếu đã tự tin với vốn Tiếng Anh của bản thân, việc học thêm một ngôn ngữ mới ngay từ khi sinh viên chắc chắn sẽ giúp bạn “gấp đôi” lợi thế khi xin việc. Đừng đợi đến lúc đi làm rồi mới đi học thêm ngoại ngữ! Lúc ấy, áp lực công việc, áp lực cơm áo gạo tiền có thể khiến bạn phân tâm, xao nhãng chuyện học hành. Vừa đi làm fulltime, vừa đi học chưa bao giờ là chuyện đơn giản.
2 - Chi phí kết bạn, giao lưu, mở rộng mối quan hệ
Thực ra cũng chỉ là một bữa ăn ngoài hoặc một chầu cà phê trị giá vài trăm ngàn. Nhiều người có thể cảm thấy… đây là khoản chi không đáng, nên cắt giảm thì hơn. Suy nghĩ ấy có thể đúng nếu ngày nào bạn cũng lê la hàng quán và nói những câu chuyện phiếm cho vui chứ chẳng có mục đích gì khác. Nhưng nếu đó là những buổi hẹn với anh chị khóa trên hay người mentor trực tiếp tại nơi bạn đang làm thêm, đừng tiếc tiền mà từ chối không đi.
Không phải tự nhiên mà người ta lại bảo “học thầy không tày học bạn”. Giao lưu kết bạn để học hỏi và mở rộng mối quan hệ cũng là một cách trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sống, đồng thời tìm được công việc làm thêm uy tín, không lo lừa đảo.
Bất lực trong việc tiết kiệm tiền dù thu nhập 40 triệu/tháng
Không phải lúc nào việc không thể tiết kiệm cũng là điều đáng trách.