Giá cổ phiếu của start-up xe điện Faraday Future Intelligent Electric đã lao dốc không phanh sau khi CEO thông báo với các nhà đầu tư đã bàn giao được 3 chiếc xe, dù đơn vị này đã hoạt động trong 9 năm với số tiền đầu tư lên đến 3 tỷ USD (tương đương khoảng 73 nghìn tỷ đồng).
Giá cổ phiếu của Faraday Future đã lao dốc không phanh sau khi CEO thông báo về số xe đã bàn giao trong quý này. |
Faraday Future là một nhà sản xuất xe điện do doanh nhân Trung Quốc Jia Yueting sáng lập hồi tháng 5/2014, có trụ sở đặt tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ. Cổ phiếu của Faraday Future hôm 27/9 đã giảm 44%, xuống còn 1,37 USD (khoảng 33 nghìn đồng) mỗi cổ phiếu sau khi CEO thông báo về tình hình công ty với các nhà đầu tư. Nếu tính từ tháng 8, giá cổ phiếu của Faraday Future đã giảm tới 95%. Với giá cổ phiếu hiện tại, Faraday Future có giá trị vốn hóa là 25,5 triệu USD.
Ông Matthias Aydt, CEO mới được bổ nhiệm của Faraday Future, chia sẻ với các nhà đầu tư: "Với việc thành công bàn giao 3 chiếc FF 91 2.0 Futurist Alliance trong quý này (chiếc đầu tiên được bàn giao hôm 14/8), công ty đã đạt được một trong những cột mốc khó nhất trong lịch sử của mình".
Bức thư gửi tới các nhà đầu tư cũng có đoạn nói về số vốn đầu tư trị giá 3 tỷ USD trong hơn 9 năm hoạt động.
Khoang nội thất của Faraday Future FF91. |
Faraday Future đã liên tục vấp phải khó khăn kể từ khi giới thiệu mẫu crossover chạy điện Faraday Future FF91 tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2017. Faraday Future đã phải đối mặt với một vụ kiện, phải cố gắng đưa nhà máy vào sản xuất; cũng không quên nhắc rằng nhà sáng lập Faraday Future từng nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2019.
Sau đó, Faraday Future đã sống lại sau khi IPO vào năm 2021 trên sàn NASDAQ (Mỹ). 2 năm sau khi hồi sinh, Faraday Future đã bàn giao chiếc xe đầu tiên vào tháng 8 năm nay.
Faraday Future FF91 tại CES 2017. |
Chiếc xe đầu tiên được bàn giao là Faraday Future FF91 phiên bản đặc biệt (2.0 Futurist Alliance). Chiếc xe này có giá rất cao, lên đến 309.000 USD (tương đương khoảng 7,5 tỷ đồng). FF91 trang bị pack pin có dung lượng lớn - lên tới 142 kWh, đủ giúp chiếc xe này đi được 613 km mỗi lần sạc theo chuẩn EPA. Đi kèm đó, mẫu xe này trang bị 3 động cơ điện có tổng công suất lên tới 1050 mã lực, có thể đạt 95km/h trong 2,3 giây từ vị trí đứng yên.
Trong lễ bàn giao chiếc xe đầu tiên, thông cáo báo chí của Faraday Future có một từ ngữ khiến nhiều người bối rối: thay vì gọi là "chủ sở hữu" (nguyên văn: owner), Faraday Future gọi là "người sử dụng" (nguyên văn: user). Cách dùng từ này khiến nhiều người đặt câu hỏi không biết chiếc xe đầu tiên này đã được bán, cho thuê hay được tặng.
Faraday Future còn một khái niệm cũng gây tò mò khi nhắc đến vị khách này là "Nhà phát triển Đồng sáng tạo" (nguyên văn: Developer Co-Creator), dường như biến khách hàng thành các đối tác để nâng giá trị công ty, giúp có cơ hội được nhận xe để đổi lấy khả năng "tư vấn, truyền thông thương hiệu và các hợp tác khác với Faraday Future với mức phí từ 225.000 USD [khoảng 5,5 tỷ đồng] đến 475.000 USD [11,5 tỷ đồng]".
Vị khách hàng với chiếc xe đầu tiên được bàn giao của Faraday Future. |
Ban đầu, Faraday Future đặt kế hoạch bàn giao chiếc xe đầu tiên từ đầu năm 2018, nhưng những khó khăn về tài chính đã khiến công ty phải lùi lại thời hạn bàn giao.
Faraday Future đã mua lại một nhà máy của công ty lốp Pirelli ở Hanford, bang California, Mỹ từ cuối năm 2017, và thông báo về việc đã sản xuất được bản thử nghiệm tiền sản xuất từ tháng 2/2022. Mục tiêu bàn giao xe vào cuối năm 2022 đã tiếp tục lùi lại khi công ty phải kêu gọi thêm vốn đầu tư.
Trong buổi bàn giao chiếc xe đầu tiên, Faraday Future cung cấp cho báo giới một bức ảnh chụp với khách hàng, đằng sau là chiếc xe được bàn giao. Faraday Future cũng cho biết rằng người chủ đầu tiên là một nhà sưu tập xe, đồng thời sở hữu đại lý bán xe sang ở bang California.
Macron đang đẩy châu Âu vào 'cuộc chiến xe điện' trị giá 900 tỷ USD với Trung Quốc
Trong cuộc điều tra chống trợ cấp xe điện Trung Quốc do ủy ban châu Âu phát động, Pháp đóng vai trò quan trọng có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại mới của khối này với nền kinh tế thứ hai thế giới.