Anh ấy là sinh viên tốt nghiệp Đại học Tứ Xuyên thuộc loại giỏi, tuy nhiên lại mưu sinh bằng nghề shipper, hơn 10 năm bám trụ ở Bắc Kinh, tiền tiết kiệm chỉ có 100 NDT (hơn 340.000 đồng).
Anh cho biết, 35 tuổi là cái hố đau đớn, anh mất việc, gần như tất cả hồ sơ xin việc gửi đi đều không có kết quả, tương lai mờ mịt.
Sinh viên giỏi đi làm shipper
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tứ Xuyên, Trần Đào đầy đam mê và hoài bão, muốn dùng học vấn của mình để tìm công việc lương cao.
Hoặc là không có vị trí phù hợp, hoặc lương không phù hợp, hoặc là cá nhân kén chọn công việc, cuối cùng thất nghiệp, Trần Đào đã gửi hồ sơ vào gần 2.000 công ty, nhưng gần như tất cả đều không thành. Cái danh sinh viên tốt nghiệp trường có tiếng dường như chẳng có tác dụng gì cả.
Suốt chừng ấy năm, anh không muốn về quê vì nghĩ rằng ở thành phố lớn nhiều cơ hội, nhỡ thời cơ còn chưa đến thì sao?
Trần Đào |
Gần như không còn một xu dính túi, anh phải đối mặt với nguy cơ bị chủ nhà đuổi đi. Vào thời điểm quan trọng này, Trần Đào đã nghĩ đến nghề làm shipper giao đồ ăn. Thế là anh tải xuống phần mềm ứng dụng, thuê một chiếc xe máy điện và bắt đầu giao đồ ăn.
Công việc của một shipper không hề đơn giản và rảnh rỗi như tưởng tượng, lúc nào cũng phải lo lắng về đơn hàng trên tay để tránh bị trễ hoặc thiếu đồ ăn. Khi gặp thời tiết khắc nghiệt, anh vẫn làm việc để kiếm được mức phí cao hơn.
Dù rất mệt mỏi nhưng Trần Đào rất hài lòng khi nhìn thấy số tiền lương vài nghìn NDT trong tay mỗi tháng, ít nhất có thể trang trải chi phí hàng ngày, trả tiền thuê nhà và không bị đói. Làm shipper càng lâu, anh thậm chí còn cảm nhận được niềm hạnh phúc của công việc này.
Mỗi khi anh giao được thứ khách hàng cần, những lời “cảm ơn” chân thành khiến anh cảm thấy hài lòng, cảm thấy mình là người có giá trị.
“Cưỡi” con xe điện nhỏ hàng ngày rong ruổi qua các con phố ở Bắc Kinh, nhìn thấy nhiều khung cảnh mà trước đây anh chưa từng thấy, đó cũng là sự tự do mà những người ở các văn phòng cao tầng không thể có được.
Trần Đào đã làm công việc này ba năm, trong thời gian đó, anh thực sự rất hạnh phúc, tuy nhiên thời gian tốt đẹp không kéo dài được lâu. Dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống của người dân trở lại bình thường và nhu cầu mua đồ ăn mang về cũng giảm đi. Ngoài ra, ngày càng nhiều người chọn làm nghề shipper, điều này làm tăng sự cạnh tranh trong nghề khiến anh cảm thấy áp lực, lượng đơn hàng dồn dập hàng ngày trong khi hoa hồng về tay thấp đến mức nực cười khiến anh kiệt sức.
Trong cơn tuyệt vọng, Trần Đào đã nghỉ làm shipper và thay chiếc xe máy điện, trong tài khoản chỉ còn đúng 100 NDT. Đúng lúc này, anh nhận được tin nhắn từ chủ nhà thúc giục trả tiền thuê. Suy sụp tinh thần, anh đã đăng một đoạn video lên mạng kể lại câu chuyện của mình.
Thất vọng chồng thất vọng
Trần Đào có trình độ học vấn cao, đủ điều kiện để tìm được công việc mình thích. Anh rất thích văn học và viết lách, thậm chí còn viết một cuốn tiểu thuyết 200.000 chữ khi còn đi học. Cũng nhờ vậy mà sau khi tốt nghiệp, anh đã thành công trở thành một phóng viên giải trí.
Anh cứ nghĩ tìm được công việc thuận lợi sẽ khiến mình thoải mái, vui vẻ hơn, thích thú với công việc thay vì bị nó “hút cạn sức lực”. Song anh không ngờ nội dung công việc thực tế lại rất khác so với những gì tưởng tượng. Làm việc được một thời gian, anh không thể chịu đựng được nữa nên đã đổi việc và làm biên tập viên của tờ báo khá nổi tiếng.
Do tính chất công việc nên Trần Đào được tiếp xúc với một số tác giả nổi tiếng, điều này khiến anh rất vui. Có lẽ vì còn trẻ, hoặc vì lý do nào khác, anh không hài lòng với cuộc sống hiện tại nên lại xin nghỉ việc và chuyển sang chỗ làm mới.
Thu nhập từ công việc mới chỉ bằng một nửa so với công việc trước đó nhưng anh luôn tin rằng khả năng của mình có thể được thể hiện ở đây.
Ban đầu mọi việc đều suôn sẻ, nhưng dần dần Trần Đào phát hiện ra rằng công việc mới áp lực hơn, năng lực văn chương của anh như đang dần mất đi, không thể viết được gì, thậm chí chất lượng còn tệ hơn. Cuối cùng anh vẫn bỏ công việc không mấy hài lòng này. Dù thay đổi công việc thường xuyên nhưng anh vẫn không lo tìm được việc làm phù hợp với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của mình.
Sau khi rời khỏi văn phòng, Trần Đào đã cố gắng khởi nghiệp nhưng không thành công vì nhiều lý do. Tiền tiết kiệm tiêu sạch, anh đứng trên bờ vực của khủng hoảng.
34-35 tuổi, nộp CV vào nhiều công ty và đều bị từ chối. Một lý do chính khiến anh luôn bị loại chính là tuổi tác. Họ không muốn tuyển người ở cái tuổi lưng chừng này, không trẻ nhiệt huyết, mà cũng không quá dày dạn kinh nghiệm. Sau đó, anh mới chấp nhận hiện thực và tìm đến công việc làm shipper.
Nhờ đoạn clip kể lại câu chuyện của mình trên mạng xã hội, Trần Đào đã trở nên nổi tiếng. Lợi dụng điểm này, anh bắt đầu livestream bán hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Trong khoảng thời gian này, các công ty tìm đến anh và đề nghị cho anh công việc mới với điều kiện vô cùng hấp dẫn nhưng anh đều từ chối. Anh quyết định trở về quê nhà ở Thành Đô (Tứ Xuyên).
Sau khi về quê, cuộc sống của Trần Đào thoải mái hơn, cũng tăng cân. Anh vẫn kiên trì viết lách, khi có thời gian lại quay phim tài liệu và bắt đầu tận hưởng cuộc sống.
Sau khi cởi bỏ chiếc áo choàng của chấp niệm suốt bao năm bôn ba ngoài kia, cuối cùng anh cũng được sống theo cách mình hằng mơ ước.
Tuy rằng tuổi 35 là một trắc trở nhưng không có nghĩa là bạn đang rơi vào tình thế tuyệt vọng, có thể tương lai sẽ có nhiều cơ hội hơn, điều quan trọng nhất cần làm lúc này là bình tĩnh và đối mặt với những điều chưa biết. một thái độ lạc quan.
Nguồn: 163
Nam thần bị đuổi khỏi showbiz sau 30 ngày ngồi tù, làm shipper vẫn bị đòi nợ 240 tỷ
Vướng scandal đánh bạn gái, nam thần này tiêu tan sự nghiệp và phải đi làm shipper kiếm sống.