Thiên đường mua sắm Hồng Kông trở thành 'thị trấn ma COVID-19'

Tình trạng đóng cửa hàng loạt và thực hiện giãn cách xã hội khiến ngành bán lẻ của Hồng Kông đóng băng, giảm sâu 40,8% đối với các mặt hàng xa xỉ và may mặc.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh số bán lẻ tại Hồng Kông giảm xuống mức kỷ lục 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, còn ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và thất thu nặng đối với ngành du lịch.

Các số liệu dự đoán do Cục Điều tra và Thống kê Hồng Kông (C&SD) công bố hôm thứ ba, cho thấy ngành bán lẻ giảm sâu, nhiều hơn so với mức giảm 11,1% trước đó vào năm 2019. 

Tính chung cho năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ đạt 326,5 tỷ đô la Hồng Kông, tương đường 42,11 tỷ USD, giảm 24,3% về giá trị và giảm 25,5% về khối lượng so với năm ngoái.

28bc56b124bcdcc47fece33d020aa0e0.jpg
Với tình trạng khan hiếm khách du lịch trong bối cảnh đại dịch, các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ ở Hồng Kông đã phải dựa vào tiêu dùng địa phương để trụ vững trong phần lớn năm 2020. Ảnh: Winson Wong

Một phát ngôn viên của Đặc khu hành chính Hồng Kông cho biết, giữa bối cảnh Hồng Kông chứng kiến làn sóng COVID-19 thứ tư, doanh số bán lẻ trong tháng 12 trở nên tồi tệ khi cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội và đóng cửa hàng loạt.

Ông cảnh báo, môi trường kinh doanh lĩnh vực bán lẻ sẽ còn nhiều thách thức trong thời gian tới do thiếu lượng khách du lịch trong nước và cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra.

Theo ghi nhận, doanh số bán hàng giảm mạnh nhất vào tháng 12/2020 ở mức 13,2%, thấp hơn so với mức giảm 4,1% được ghi nhận vào tháng 11/2020. Tiêu thụ giảm xuống 31,4 tỷ đô la Hồng Kông trong tháng 12, đánh dấu tháng giảm thứ 23 liên tiếp.

Theo số liệu của chính phủ, lĩnh vực bán sỉ và lẻ chiếm 3,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hồng Kông vào năm 2019. Trong số đó, những người mua sắm ở Trung Quốc đại lục chiếm đa số về các giao dịch mua hàng với số lượng lớn trong thập kỷ qua.

967c00d8-652b-11eb-bc00-908c10a5850a_1320x770_204911.jpg
Lĩnh vực bán sỉ và lẻ chiếm khoảng 3,4% GDP của Hồng Kông vào năm 2019. Ảnh: Nora Tam

Ngoại trừ 3 trạm kiểm soát gồm Cầu Hồng Kông, Chu Hải - Ma Cao, Cảng Vịnh Thâm Quyến và sân bay, tất cả các địa điểm khác tại Hồng Kông đều đã bị đóng cửa trong gần một năm, kể từ tháng 2/2020, và không có dấu hiệu hoạt động bình thường trở lại.

Theo số liệu dự báo từ Tổng cục Du lịch Hồng Kông, giữa những hạn chế về COVID-19, lượng khách đến Hồng Kông giảm gần 94% mỗi năm xuống chỉ còn 3,57 triệu người, mức thấp nhất trong 36 năm qua. Với tình trạng khan hiếm khách du lịch, các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ phải dựa vào người tiêu dùng địa phương để trụ vững trong giai đoạn này.

Theo danh mục, doanh số bán đồ trang sức, đồng hồ và quà tặng giá trị cao khác giảm mạnh nhất ở mức 40,8%. Hiệp hội Quản lý Bán lẻ Hồng Kông cho biết, các doanh nghiệp trên toàn thành phố không có nhiều kỳ vọng cho năm 2021.

Trong số 3.600 cửa hàng bán lẻ được hiệp hội thăm dò ý kiến ​​từ ngày 25/1 đến ngày 1/2, 58% cho biết họ sẽ đóng cửa các cửa hàng trong quý đầu tiên của năm 2021. Hơn một nửa trong số những người được hỏi cũng cho biết, họ sẽ tiếp tục đóng cửa các cửa hàng trong quý II của năm nay.

Đề án Hỗ trợ Việc làm trị giá 81 tỷ đô la Hồng Kông vào tháng 11/2020 kết thúc, đồng nghĩa với việc các công nhân ngành bán lẻ một lần nữa phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, giảm bớt doanh thu dịp Giáng sinh và cuối năm.

Chúng tôi thực sự không thể mong đợi sự phục hồi đối với bất kỳ điều gì, vì chưa có chuyến du lịch quốc tế nào.

Iris Pang, Nhà kinh tế Trung Quốc Đại lục, Ngân hàng ING

Các chuyên gia nhận định, một khi COVID-19 còn "làm phiền" Hồng Kông thì ngành bán lẻ nước này vẫn còn tuột dốc trong năm 2021. Theo tình hình hiện nay, ngành hàng như tạp hóa, thiết bị gia dụng và nội thất gia đình có thể ghi nhận mức tăng trưởng tương đối khả quan so với các phân khúc bị ảnh hưởng khó khăn khác như hàng đắt tiền hoặc hàng may mặc.

Bà Iris Pang, nhà kinh tế Greater China tại ING Bank, cho biết doanh số bán lẻ sẽ tiếp tục dao động ở mức thấp hơn khoảng 20% ​​trong suốt nửa đầu năm cho đến khi có tiến bộ đáng kể về tiêm chủng và việc đi lại trở lại.

"Chúng tôi thực sự không thể mong đợi sự phục hồi đối với bất kỳ điều gì, vì chưa có chuyến du lịch quốc tế nào. Hiện, ngành bán lẻ chỉ cầm cự nhờ số lượng nhỏ người tiêu dùng trong nước", bà Pang nói.

Trong khi đó, Andy Kwan Cheuk-chiu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Kinh tế ACE, cho biết doanh số bán lẻ sụt giảm nghiêm trọng phản ánh tâm lý người tiêu dùng đã chạm đáy vào năm 2020 có thể phục hồi vào quý II năm nay.

XUYẾN KIM