Thời đại hồi hương cổ vật

Không chỉ là lấy lại các bảo vật đã bị lưu lạc, hồi hương cổ vật là phần quan trọng của bản sắc văn hóa và chính trị đương đại.

Dòng tiền khổng lồ từ tội phạm nghệ thuật

Theo ước tính, buôn bán nghệ thuật bất hợp pháp chiếm khoảng 5% toàn ngành công nghiệp - con số tuy nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng cao. Trong thời kỳ dịch bệnh, nền kinh tế các nước trì trệ, song thị trường chợ đen cổ vật lại sôi động hơn bao giờ hết: tạo ra 10 tỷ USD chỉ trong vòng hai năm.

Đặc biệt, tỷ lệ buôn lậu cổ vật tăng cao ở hai khu vực giàu di tích: Trung Đông và Bắc Phi. Chỉ riêng việc đào cổ vật bất hợp pháp ở Ai Cập đã tăng hơn gấp đôi vào năm 2020.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn này. Thứ nhất, buôn bán cổ vật mang đến cho những người thất nghiệp trong mùa dịch một nguồn thu rất lớn. Thứ hai, do các chính sách phong tỏa và hạn chế ngân sách, chính quyền đã nới lỏng việc giám sát các địa điểm khảo cổ và bảo tàng, khiến các di tích dễ bị đánh cắp hơn. Ngoài ra, tội phạm còn tận dụng sự phát triển của nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội để rao bán các cổ vật. Trong mùa dịch, việc mua bán các bảo vật đã xuất hiện rộng rãi không chỉ trên các trang web đen mà còn ở những kênh mạng xã hội phổ biến.

Nỗ lực đưa cổ vật hồi hương

Năm ngoái, Iraq đã thu hồi 17,000 cổ vật bị đánh cắp, bao gồm: các bảng chữ hình nêm (chữ viết thời cổ miền Tây Á), hàng nghìn phiến đất sét và con dấu thời Lưỡng Hà,.... từ Mỹ. Trong đó có khoảng 12,000 di tích từ Bảo tàng Kinh Thánh (Washington), và 5,000 đồ vật còn lại được tìm thấy ở Đại học Cornell. Đây được coi là một trong những công cuộc hồi hương cổ vật lớn nhất từ trước đến nay.

Đất sét Lưỡng Hà có khắc chữ hình nêm. Nguồn: Bộ Ngoại giao Iraq
Đất sét Lưỡng Hà có khắc chữ hình nêm. Nguồn: Bộ Ngoại giao Iraq

Hassan Nadhem, Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Cổ vật Iraq chia sẻ: “Việc hàng nghìn bảo vật quay trở lại Iraq, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này, đã khôi phục niềm tin về văn hóa trong người dân”.

Cũng trong năm 2021, Ai Cập đã thu hồi khoảng 5,000 món đồ cổ từ Mỹ - thành quả sau 5 năm đàm phán giữa hai nước - và tổng cộng 117 bảo vật bị buôn lậu ở Pháp và Anh. Trong đó, công cuộc hồi hương từ châu Âu là kết quả của các nhà chức trách ở cả ba nước sau nhiều tháng định vị và truy vết. Công tố viên Hamada El Sawy, cho biết Ai Cập đã phải vật lộn với nạn buôn lậu cổ vật trong nhiều thiên niên kỷ và hợp tác với các quốc gia trên thế giới là biện pháp cần thiết để ngăn chặn và giải quyết tệ nạn này.

Năm 2019, Ai Cập cũng đã xác nhận tìm thấy một cổ vật bị đánh cắp đang được rao bán tại một nhà đấu giá ở London (Anh). Đó là phiến tượng được khắc tên và tước hiệu của Vua Amenhotep I, người trị vì Ai Cập từ năm 1514-1493 TCN. Năm 1988, phiến tượng bị đánh cắp khỏi Bảo tàng ngoài trời Karnak ở Luxor và được đưa ra bán đấu giá ở Anh. Đến tháng 9 năm 2018, phiến tượng được giao cho Đại sứ quán London trước khi chính thức được trao trả về cho Ai Cập

Cuối năm 2021, Đội bảo vệ di sản văn hóa Ý đã thành công thu hồi 200 cổ vật trí giá 10 triệu USD từ Mỹ. Trong đó bao gồm các di tích La Mã, Hy Lạp đã mất tích từ đầu những năm 1980. Các cổ vật được bán cho các nhà sưu tập tư nhân, bảo tàng hoặc nhà đấu giá.  Ngoài ra, trong những năm gần đây, đội bảo vệ cũng đã phục hồi hơn 2,000 di tích bị cướp phá từ Đức, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sĩ. Được thành lập từ năm 1969, đến nay, đội đã thu thập được hơn 3 triệu đồ cổ bị đánh cắp.

Luật sư cùng các thành viên của đơn vị buôn bán cổ vật và tám trong số các cổ vật. Ảnh: Vincent Tullo / New York Times / Redux / eyevine
Luật sư cùng các thành viên của đơn vị buôn bán cổ vật và tám trong số các cổ vật. Ảnh: Vincent Tullo / New York Times / Redux / eyevine

Sau cuộc tấn công Iraq của Mỹ năm 2003, có rất nhiều di tích của Iraq mất tích. Tháng 02/2022, Iraq đã thu hồi 337 cổ vật từ Bảo tàng tư nhân ở Lebanon, trong đó có 331 phiến chữ hình nêm từ Đế chế Akkadia và các triều đại sơ khai khác cách đây hơn 4.000 năm. Ngoài ra, 6 hiện vật còn lại xuất hiện từ  Đế chế Babylon cổ hơn 3000 năm trước.

Theo New York Times, đầu năm nay, Nepal đã thành công thu thập hai cổ vật điêu khắc gỗ ở Bảo tàng Nghệ thuật Rubin (Mỹ). Một cổ vật là bức chạm khắc phía trên của torana (cổng vòm trang trí trong kiến trúc Phật giáo và Ấn Độ giáo) có từ thế kỷ XVII. Tờ Nepali Times cũng tiết lộ, đây từng là một phần trên cổng vòm khu phức hợp đền Yampi Mahavihara ở Lalitpur - thành phố lớn thứ ba của Nepal. Các chuyên gia không xác định được chính xác thời gian tác phẩm này bị đánh cắp, song bảo tàng Rubin đã mua được nó từ năm 2010. Di tích còn lại là một vòng hoa apsara (linh nữ của mây và nước) xuất hiện vào thế kỷ XIV, là vật trang trí cửa sổ ở tu viện Itum Bahai, Kathmandu, thủ đô Nepal. Năm 1999, bức chạm khắc đã bị trộm mất và được mua lại vào năm 2003. Phía bên bảo tàng sẽ đài thọ chi phí vận chuyển hiện vật đến Nepal và sau đó, Bộ Khảo cổ học Nepal sẽ quyết định đưa chúng về vị trí ban đầu hay trưng bày tại bảo tàng.

  Hình khắc linh nữ có từ thế kỷ XIV. Nguồn: Smithsonian Magazine/ Bảo tàng nghệ thuật Rubin.

Hình khắc linh nữ có từ thế kỷ XIV. Nguồn: Smithsonian Magazine/ Bảo tàng nghệ thuật Rubin.

PV

Xung đột Nga – Ukraina đang cắt giảm sản lượng ô tô toàn cầu như thế nào?

Xung đột Nga – Ukraina đang cắt giảm sản lượng ô tô toàn cầu như thế nào?

Mối quan tâm lớn hơn là tình trạng thiếu nguyên liệu và phụ tùng đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô châu Âu, và báo cáo cảnh báo rằng có thể lan sang các thị trường khác nếu chiến tranh tiếp tục.