Tin giả liên quan đại dịch Covid-19 xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội

Việc phát tán tin giả tràn lan trên mạng xã hội đã làm giảm niềm tin của người dân, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo Thống kê của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm, trung tâm đã công bố dán nhãn 38 tin giả, tin sai sự thật, xử phạt 5 trường hợp cá nhân với tổng số tiền là hơn 177 triệu đồng. Trong số đó, các tin giả liên quan dịch Covid-19 đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất thời gian gần đây.

Các thông tin giả, tin sai sự thật cũng liên quan đến diễn biến dịch bệnh tại các điểm nóng như: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương... Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc cùng số lượng lớn các video clip "tự phát" được phát tán tràn lan trên không gian mạng đã làm giảm niềm tin của người dân, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

1. Dùng máy bay trực thăng phun khử khuẩn trong đêm là tin đồn thất thiệt

Ngày 26/7, ông Lâm Đình Thắng, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM đã phản bác tin đồn thất thiệt đang lan truyền trên mạng về việc dùng máy bay trực thăng phun khử khuẩn virus corona vào 23h40 đêm tại TP.HCM.

Cụ thể tin đồn: sẽ có 5 máy bay trực thăng bay và phun chất khử trùng vào không khí để diệt virus corona vào lúc 23h40 và đề nghị mọi người nên đóng kín các cửa nhà lại.

Tin đồn dùng máy bay khử khuẩn vào ban đêm tại TP.HCM là tin đồn thất thiệt
Tin đồn dùng máy bay khử khuẩn vào ban đêm tại TP.HCM là tin đồn thất thiệt

 Theo ông Thắng, thông tin này là hoàn toàn không đúng. Ông Thắng cho biết "Sở sẽ chỉ đạo Trung tâm báo chí TP.HCM chính thức phản bác tin đồn thất thiệt này".

2. Đơn thuốc tự cứu cho người nhà F0 là tin sai sự thật

Cũng trong ngày 26/7, bác sĩ Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), tác giả bộ sách "Để yên cho bác sĩ hiền" đã 2 lần đưa ra cảnh báo về những tin giả, tin thiếu tính chân thực liên quan đến công tác phòng chống Covid-19 trên trang cá nhân của mình. Trong đó, BS. Hùng đặc biệt nhấn mạnh: thông tin đơn thuốc tự cứu cho người nhà F0 là tin giả, anh viết:

Tin gi

Ly phác đồ điu tr đợt cp bnh phi tc nghn mn tính và cơn hen phế qun đi điu tr bnh nhân Covid?! Đây là hành động nguy him bi bn cht tn thương cơ bn 2 nhóm bnh này là khác nhau…”

BS Ngô Đức Hùng cảnh báo tin giả trên trang cá nhân
BS Ngô Đức Hùng cảnh báo tin giả trên trang cá nhân

Sau khi phân biệt sự khác nhau về cơ chế tổn thương của hen phế quản và Covid-19, BS. Hùng kết luận: vic áp cái phác đồ dùng corticoid và thuc giãn phế qun trong trường hp covid này hoàn toàn VÔ TÁC DNG, thm chí gây chết người nếu làm sai. Ngoài ra, anh cho biết: “các loại thuốc này nằm trong danh mục thuốc kê đơn, không được tự ý sử dụng.”

Anh cũng đưa ra cảnh báo: “Việc xúi bẩy bừa bãi người dân là vi phạm y đức nghiêm trọng. Bạn sẽ là kẻ giết người 1 cách hồn nhiên nếu share các thông tin như thế này.” Đồng thời khuyến nghị: Nếu chng may bn là F0, hãy bình tĩnh không có gì phi s hãi c, cũng đừng vi đi ung thuc bi các thy lang cõi mng ko mang ha vào thân. Trước mi 1 thông tin, đừng vi tin các thánh nhân cõi mng, hãy tnh táo và share có trách nhim”.

3. Thông tin Công an quận 7, TP. HCM kiểm tra phát hiện 12 shipper dương tính với Covid-19 là sai sự thật

Ngày 25-7, trên mạng xã hội lan truyền đoạn thông tin về việc "Công an quận 7, TP.HCM thông tin kiểm tra phát hiện 12 shipper mắc Covid-19"

Cụ thể, nội dung lan truyền trên mạng xã hội là: "Công An quận 7 mới thông tin trong sáng ngày hôm nay có kiểm tra đối với các shipper đã phát hiện 12 ca dương tính. Vậy nên anh em bảo vệ xử lý quyết liệt với các shipper giao hàng. Và đảm bảo đứng cách shipper 5 mét khi nhận hàng. Chụp hình rồi sau khi shipper đi khỏi mới tiến hành lại khử khuẩn gói hàng và mang vào giúp cư dân. Cũng hướng dẫn cư dân thực hiện như vậy! Tuyệt đối thực hiện nghiêm túc…".

Đại tá Nguyễn Hoài Nam - trưởng Công an quận 7 - cho biết thông tin trên là không đúng vì Công an quận 7 không cung cấp.

4. Xử phạt hành chính với hành vi đăng tải nội dung sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 của một thanh niên Quảng Bình

Ngày 22/7, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công an tỉnh Quảng Bình tiến hành triệu tập và lập biên bản xử phạt hành chính đối với một nam thanh niên trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vì đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. 

Cụ thể, ngày 21/7, anh L.Q.B đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải thông tin trong nhóm “Làng An Xá” với nội dung: “Thông tin nhanh có ca nhiễm tên Đức ở Mai Thủy đã có kết quả xét nghiệm ban đầu Dương tính với Covid-19. Mọi người trong làng cẩn thận đi đường nhé. Hạn chế tập trung và đi vào các khu vực lân cận trên.”

Qua xác minh, tim hiểu, người tên Đức có trong bài viết của L.Q.B là trường hợp F1 của bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Quảng Bình và không phải là ca bệnh được ghi nhận trong ngày 21/7 tại địa phương này. 

Với hành vi đăng tải nội dung sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, anh L.Q.B bị xử phạt hành chính với số tiền 5 triệu đồng.

5. Tin "một người ở TP HCM tự thiêu vì phẫn uất với cách chống dịch" được là tin sai sự thật.

Chiều ngày 19/7, hình ảnh một người đàn ông tự thiêu trên địa bàn phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) xuất hiện và lan truyền trên mạng xã hội kèm theo những bình luận "bức xúc về cách chống dịch Covid-19, người dân phẫn uất, bức bách tự thiêu".

Thông tin
Thông tin "một người ở TP HCM tự thiêu vì phẫn uất với cách chống dịch" cũng được xác định là tin sai sự thật.

Qua xác minh của cơ quan chức năng, người tự thiêu này được xác định là N.M.H. (46 tuổi, ngụ phường Trường Thọ), có chứng nhận khuyết tật thần kinh - tâm thần 2. May mắn thay, khi ấy có một đoàn xe tang đi qua đã hỗ trợ dập lửa trên thân thể và dập tắt lửa dưới lòng đường, ông H. được đưa đi cấp cứu ngay sau đó tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sau đó, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM phối hợp với Công an TP Thủ Đức, Công an quận Bình Thạnh đã xác minh và làm việc với ông Phan Hữu Điệp Anh (60 tuổi, ngụ phường 19, quận Bình Thạnh) về việc đăng tải thông tin trên. Bước đầu, ông Điệp Anh đã thừa nhận hành vi sử dụng hình ảnh cắt ghép lồng ghép nội dung xuyên tạc về vụ tự thiêu rồi phát tán lên Facebook.

Công an TP.HCM đã phối hợp Sở Thông tin và truyền thông giám định tài liệu, nội dung mà cơ quan công an thu giữ được của đối tượng để tiến hành xem xét khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Phan Hữu Điệp Anh theo quy định pháp luật.

6. "Hình ảnh xác chết do Covid-19 tại TP HCM" được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Ngày 19/7, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC khẳng định "hình ảnh xác chết do Covid-19 tại TP HCM" được lan truyền trên mạng xã hội là thông tin sai sự thật.

Qua xác minh, cơ quan chức năng cho biết hình ảnh xác chết trên được chụp tại bệnh viện Myawaddy, thị trấn ở Đông Nam Myamar chứ không như một số tài khoản facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM.

Qua xác minh, bức ảnh này được chụp tại bệnh viện Myawaddy, thị trấn ở Đông Nam Myamar chứ không phải TP. HCM
Qua xác minh, bức ảnh này được chụp tại bệnh viện Myawaddy, thị trấn ở Đông Nam Myamar chứ không phải TP. HCM

VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả trên, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch Covid-19.

7. Bộ Y tế đã bác bỏ đoạn tin nhắn sai sự thật về về một nghiên cứu của Singapore cho rằng Covid-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. 

Trước đó ngày 15/7, Bộ Y tế đã thông báo bác bỏ đoạn tin nhắn lan truyền trên mạng xã hội được cho là của Bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu của Singapore cho rằng Covid-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. 

Nội dung tin nhắn còn viết rằng, đây là nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi của các bệnh nhân tử vong do Covid-19.

Không những thế, tin nhắn còn khẳng định có thể điều trị Covid-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu...

 Đây là thông tin sai sự thật. Bộ Y tế không đưa ra thông tin và khuyến cáo như vậy.

Bộ Y tế bác bỏ thông tin sai sự thật
Bộ Y tế bác bỏ thông tin sai sự thật

Trước thực trạng tin giả ngày càng gia tăng, ngày 23/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản số 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT về việc thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, để hạn chế tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng nói chung, mạng xã hội nói riêng, người sử dụng vẫn nên lựa chọn và tìm đọc các nguồn thông tin chính thống, và có ý thức sử dụng mạng xã hội một cách văn minh.

Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dùng các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới và cả những đối tượng sử dụng các nền tảng, để người dân có thay đổi về nhận thức, một khi viết gì, đăng tải gì trên không gian mạng cần cẩn trọng hơn.

Minh Khang (T/H)

TP.HCM khẳng định thông tin đóng cửa toàn thành phố từ 0h ngày 15-7 là tin giả

TP.HCM khẳng định thông tin đóng cửa toàn thành phố từ 0h ngày 15-7 là tin giả

Các cơ quan chức năng của TP sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành vi lan truyền thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội.