1. Virus corona là gì?
Đây là loại virus thuộc chủng virus Corona ở động vật và người. Một số loại trong số đó gây ra bệnh cảm lạnh thông thường cho đến các bệnh nghiêm trọng như như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
2. Virus corona “mới” là gì?
Loại virus mới này chưa từng được xác định ở người trước đây cũng như chưa từng được phát hiện cho đến khi bùng phát dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc) , có tên gọi 2019-nCoV.
3. Virus mới này có giống như vi rút gây ra SARS không?
Dù cùng họ với virus gây ra bệnh SARS nhưng không phải cùng loại.
4. Virus mới này nguy hiểm như thế nào?
Khi bị nhiễm 2019-nCoV sẽ bị các triệu chứng nhẹ như sổ mũi, đau họng, ho, sốt, nặng hơn có thể dẫn đến viêm phổi, khó thở hoặc tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.
5. Người có thể bị lây nhiễm 2019-nCoV từ động vật không?
Virus gây ra bệnh SARS lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002, còn với bệnh MERS là lây từ từ lạc đà sang người tại Ả Rập Xê Út năm 2012. Một số loại chưa có dấu hiệu lây từ động vật sang người, khi giám sát toàn cầu nâng cao hơn nữa, có thể sẽ phát hiện ra các loại mới.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh virus 2019-nCoV lây từ động vật, điều này không có nghĩa là bạn có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào hoặc thú cưng của bạn.
Dịch bệnh nhiễm virus corona bùng phát ở Trung Quốc theo xác định ban đầu là từ chợ hải sản Vũ Hán. Chính vì vậy, khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật sống cũ như ăn các thực phẩm sống. Cẩn thận hơn khi dùng các loại thực phẩm từ thịt, sữa, nội tạng đồng vật.
6. Có thể nhiễm virus corona từ thú cưng của mình không?
Không có bằng chứng nào cho thấy có thể lây bệnh từ động vật nuôi như mèo, chó đã bị nhiễm.
7. Virus corona mới có thể lây truyền từ người sang người không?
Virus 2019-nCoV có lây từ người sang người thường là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
8. Làm gì để bảo vệ bản thân?
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn. Xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt virus hiệu quả.
- Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt. Vì những người nhiễm virus corona khi ho hoặc hắt hơi sẽ làm bắn các dịch tiết chứa virus, nếu đừng gần sẽ bị lây nhiễm.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
Khi tay chạm vào các bề mặt có virus, sau đó đưa lên mắt, mũi miệng sẽ dễ lây nhiễm virus.
- Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm.
Thông báo cho cán bộ y tế về lịch trình của bản thân liên quan đến các khu vực của Trung Quốc hoặc tiếp xúc gần với người từ Trung Quốc trở về và có triệu chứng về hô hấp.
Khi xuất hiện triệu chứng bạn phải đi khám ngay vì có thể do đã nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bị sốt cũng có thể do hàng loạt các nguyên nhân tùy thuộc vào đường đi của cá nhân trong đó có virus virus 2019-nCoV.
- Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử du lịch đến hoặc ở Trung Quốc cẩn thực hành vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi bạn phục hồi, nếu có thể.
9. Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân?
Việc đeo khẩu trang sẽ giúp bạn hạn chế lây lan các bệnh về hô hấp nhưng không đảm bảo rằng sẽ ngăn chặn lây nhiễm nếu chỉ áp dụng phương pháp này.
Đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm. Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác.
Vì vậy, cần phải sử dụng khẩu trang đúng cách và hợp lý, không nên lãng phí, tạo cảm giác an toàn giả tạo và sử dụng sai khẩu trang. Khi bạn có triệu chứng về hô hấp hay nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc chăm sóc cho bệnh nhân nghi ngờ nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV, liên quan đến du lịch ở các vùng của Trung Quốc, bạn nên đeo khẩu trang.
10. Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào?
- Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn trước khi đeo.
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
- Hạn chế chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng, nếu đã chạm phải rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
- Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần.
- Cách gỡ khẩu trang: từ phía sau, không chạm vào mặt trước, sau đó vứt vào thùng rác có nắp đậy, rửa tay sạch bằng nước rửa tay hoặc dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.
11. Ai có thể nhiễm virus nCoV?
Các đối tượng dễ mắc là người sinh sống, đi đến khu vực có virus 2019-nCoV, hiện tại là Trung Quốc, những người đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đi đến Trung Quốc như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV.
Các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV cũng dễ lây nhiễm.
Hiện tại, WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về vi rút đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh.
12. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng?
Hiện tại chưa thể kết luận chính xác về mức độ ảnh hưởng của loại virus này đến con người nhưng theo đánh giá đa phần, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
13. Virus corona mới lây lan như thế nào?
Đây là loại virus đường hô hấp, lây qua đường tiếp xúc các dịch tiết bắn ra từ người bị nhiễm thông qua ho hoặc hắt xì. Vì vậy cần phải luôn vệ sinh đường hô hấp tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
14. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?
Hiện chưa biết loại virus 2019-nCoV tồn tại bao lâu nhưng theo thông tin ban đầu là vài giờ, các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus hạn chế khả năng lây nhiễm.
15. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Các triệu chứng của người mắc 2019-nCoV: ho, sốt, sổ mũi tương tự với cảm lạnh, mặc dù vậy do các loại virus khác nhau. Do vậy khó xác định nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng, mà cần phải làm xét nghiệm mới chính xác.
Những người có biểu hiện như trên cần đi khám sớm, thông báo lịch trình cho nhân viên y tế.
16. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Thời gian từ khi nhiễm virus là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu.. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.
17. Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không?
Đây là một căn cứ vô cùng quan trọng để kiểm soát dịch và xác định thời kỳ lây truyền của2019-nCoV. Theo báo cáo, những người nhiễm virus này có thể gây lây nhiễm trước khi xuất hiện triệu chứng tức là trong thời gian ủ bệnh. Mặc dù vậy, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn virus lây lan từ những người đang có triệu chứng.
18. WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào?
WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi 2019-nCoV đối với bất kỳ virus nào lây qua đường hô hấp và không có sự thay đổi về lời khuyến cáo này.
Các cơ sở y tế, đặc biệt các nhân viên y tế cần phải tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm.
19. Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không?
Hoàn toàn có. Những người nhận bưu phẩm không có nguy cơ lây nhiễm vì theo các kinh nghiệm trước từ chủng Corona, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm.
20. Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Kháng sinh không diệt đường virus mà chỉ có tác dụng với các loại bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn. 2019-nCoV là virus loại mới do đó việc dùng kháng sinh để dự phòng và điều trị là không an toàn.
21. Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không?
Hiện chưa có thuốc để dự phòng hay điều trị 2019-nCoV, tuy nhiên WHO khuyến cáo nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng.
Một số phương pháp điều trị cụ thể đang dược áp dụng cho những người bị năng là thông qua các thử nghiệm lâm sàng.
Hiện WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV.
WHO khuyến cáo một số biện pháp sau không có hiệu quả bảo vệ bạn, thậm chí còn gây hại.
- Sử dụng vitamin C
- Hút thuốc
- Sử dụng trà thảo dược truyền thống
- Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa
- Tự dùng thuốc như kháng sinh
Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus corona, người dân nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi. Nếu bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây của bạn với nhân viên y tế.
Hà Nội khuyến cáo người dân không ăn thịt chó mèo phòng virus corona
Trước diễn biễn phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khuyến cáo người dân không nên ăn thịt chó, mèo