Bộ Y tế: Khẩu trang không phải là cứu tinh chống dịch bệnh

Tính đến 12h trưa 5/2, tổng số ca mắc virus Corona trên toàn thế giới là 24.567 người, tập trung tại Trung Quốc và 27 quốc gia/ vùng lãnh thổ. 

Chiều ngày 5/2, Bộ Y Tế lần thứ 2 tổ chức cuộc họp với báo chí về quá trình phòng chống dịch bệnh. Trong cuộc họp đại diện Bộ Y Tế, ông Nguyễn Thanh Long, phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho biết, mặc dù dịch bệnh phức tạp nhưng với số ca bệnh đã được chữa khỏi, Trung Quốc đã có thêm niềm tin vào các giải pháp đề ra.

  Ông Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương

Ông Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương

Loại virus này cùng họ với loại gây ra bệnh dịch SARS, xuất phát từ động vật. Tính cho đến thời điểm này có 3 dịch từ chủng virus này là SARS, MERS-CoV và viêm phổi Vũ Hán. Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, hắt hơi… khiến virus có điều kiện thoát ra khỏi cơ thể và bám vào các bề mặt đồ vật, tăng khả năng lây lan cho người khác. Về con đường lây lan qua phân, ông Long cho rằng hoàn toàn có thể nhưng nguy cơ không rộng rãi nhưng vấn đề nằm ở chỗ ngay cả khi không có triệu chứng bệnh vẫn có thể lây nhiễm. Vì vậy mỗi người đều nên tự bảo vệ cho bản thân bằng việc giữ vệ sinh đồ dùng bằng cách lau rửa qua dung dịch vệ sinh, cũng như hạn chế tiếp xúc đám đông.

Về mặt xét nghiệm, Việt Nam đang áp dụng biện pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ chính xác cao nhất, tính từng phút thì thời gian thấp nhất là 5,5 giờ - 8,9 giờ. 

Ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, hiện Trung Quốc dùng 2 loại thuốc điều trị corona là thuốc điều trị phác đồ bậc 2 để điều trị HIV/AIDS. Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho phác đồ điều trị này.

Theo ông Long, khẩu trang chưa chứng minh được hiệu quả phòng bệnh, ở các điều kiện thời tiết khô thoáng, nắng, gió sẽ hạn chế được virus này.

Đánh giá dịch bệnh ở Việt Nam

Bộ Y tế đã có phác đồ tiềm cận với thế giới, trong số 10 người nhiễm bệnh chỉ có 1 người bị nặng, số còn lại đã khống chế được triệu chứng, trong đó 3 người khỏi hoàn toàn. Bộ Y tế đã tiến hành ưu tiên chuẩn bị 3.000 giường bệnh để ứng phó trong tình huống xấu nhất. “Chúng tôi công bố thông tin và dịch tễ của bệnh nhân đầy đủ để phòng chống” - ông Long nói.

Việt Nam cũng đã các biện pháp triệt để ngăn ngừa lây lan virus như dừng các chuyến bay, cách ly những người từ Trung Quốc về, áp dụng 4 vòng cách ly quan trọng: cách ly những người nhiễm và nghi nhiễm bệnh tại bệnh viện vì trong 8 người đã có 5 người bị bệnh; cách ly công dân Việt Nam và Trung Quốc đi qua Trung Quốc tại gia đình, nơi lưu trú; cách ly hạn chế những người tiếp xúc người bệnh; cách ly người tiếp xúc với người tiếp xúc người bệnh.

Theo đánh giá, ai cũng có thể từng liên quan đến mầm bệnh vì vậy phải liên tục cảnh giác và kiểm soát ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào lây qua đường ăn uống, nước, thực phẩm nên chúng ta có thể tạm yên tâm.

Để tránh tình trạng ồn ào dư luận cho rằng chúng ta đang giấu dịch, quan điểm của Chính phủ và Bộ Y tế là không che giấu bất cứ thông tin nào. Các địa phương cũng đã vào cuộc rất mạnh mẽ trên quan điểm quyết liệt, hướng dẫn cho từng ngành, từng Bộ, từng địa phương.

Bao giờ bùng phát dịch?

Trong cuộc họp, các chuyên gia y tế cho rằng, trong vòng 7 – 10 tới, Trung Quốc sẽ bùng phát dịch mạnh nhất. Còn ở Việt Nam thì chưa thể nhận xét tuy nhiên điều này không có nghĩa chúng ta được chủ quan. HIện tại không đóng cửa biên giới mà chỉ tạm thời ngăn chặn cách ly, việc ùn tắc các loại hoa quả xuất khẩu là do Trung Quốc đóng cửa không nhận.

Về tỷ lệ tử vong, Bộ Y tế đánh giá mức độ là 1,8% (SARS tử vong 10%, MERS- CoV tử vong 34%), 90% gen virus giống dơi nhưng mùa này Vũ Hán không có dơi, nên chưa xác định được vật chủ, vì vậy không nên lan truyền việc lây truyền qua chó, mèo, vật nuôi… Ngoài ra có 80% tử vong ở Vũ Hán (ổ dịch tại Trung Quốc) là trên 60 tuổi, 75% có 1 bệnh nền như tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính, huyết áp cao.

Ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnhChưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc hơn hay kém hơn so với những đối tượng khác”.

Để nâng cao và tăng cường hơn nữa phòng chống dịch, Bộ Y tế cho biết đang phối hợp các nhà mạng để phát triển app hướng dẫn hiểu bệnh, cách ly… sẽ được chạy trên cả hai hệ điều hành iOS và Android.

Về thông tin 4 người ở Long Biên nhiễm bệnh là hoàn toàn sai sự thật, đây là do địa phương nhầm lẫn. 

Thanh Mai

Những bộ phim gây ám ảnh về dịch bệnh

Những bộ phim gây ám ảnh về dịch bệnh

Tất cả các bộ phim đều nói đến dịch bệnh cướp đi tính mạng của con người, một trong số đó có các đại dịch xảy ra trong hiện thực.