Nguy cơ đóng cửa chính phủ liên bang đã bất ngờ được dỡ bỏ vào cuối ngày 30/9 khi Tổng thống Joe Biden ký một dự luật tài trợ tạm thời để giữ cho các cơ quan hoạt động trong điều kiện còn rất ít thời gian sau khi Quốc hội thông qua thỏa thuận của lưỡng đảng.
Dự luật ngắn hạn dài 71 trang do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, soạn thảo, phân bổ quỹ cứu trợ thiên tai, nhưng không bao gồm nguồn viện trợ bổ sung cho Ukraine - một ưu tiên của Nhà Trắng bị ngày càng nhiều nhà lập pháp Đảng Cộng hòa phản đối. Dự luật tài trợ cho chính phủ sẽ có hiệu lực tới ngày 17/11.
Kể từ khi Nga bắt đầu phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ đã tung ra gói hỗ trợ an ninh trị giá hơn 43 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Kiev.
"Tin tốt đối với người Mỹ"
Sau những ngày "hỗn loạn" tại Hạ viện Mỹ, Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy đột ngột từ bỏ yêu cầu cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ từ cánh hữu của mình và thay vào đó dựa vào đảng Dân chủ để thông qua dự luật. Thượng viện tiếp theo bằng việc thông qua cuối cùng, khép lại một ngày đầy sóng gió tại Điện Capitol.
“Đây là tin tốt cho người dân Mỹ,” Tổng thống Biden nói trong một tuyên bố.
Ông cũng nói rằng Mỹ “trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể cho phép sự hỗ trợ dành cho Ukraine bị gián đoạn” và mong đợi ông McCarthy “sẽ giữ cam kết của mình với người dân Ukraine và đảm bảo việc thông qua sự hỗ trợ cần thiết để giúp Kiev vào thời điểm quan trọng này”.
Tổng thống Biden đã yêu cầu thêm 24 tỷ đô la cho Ukraine để đảm bảo dòng viện trợ không bị gián đoạn, nhưng các nhà phê bình cho rằng Washington có những ưu tiên quan trọng hơn.
Lãnh đạo đa số Thượng viện, ông Chuck Schumer. Ảnh: AP |
Trì hoãn trong thời gian ngắn
Đây là một bước ngoặt bất ngờ xảy ra tại Quốc hội trước thời hạn cấp vốn lúc nửa đêm sau những ngày mệt mỏi tại Hạ viện đã đẩy chính phủ đến bờ vực liên bang phải đóng cửa gián đoạn.
Hiện tại, kết quả đã chấm dứt mối đe dọa đóng cửa, nhưng việc hoãn lại này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Quốc hội một lần nữa sẽ cần cấp vốn cho chính phủ trong những tuần tới trước nguy cơ xảy ra khủng hoảng khi những quan điểm của các nhà lập pháp ngày càng cứng rắn. Đặc biệt, trong số các nhà lập pháp cánh hữu, lần này yêu cầu của họ đã bị gạt sang một bên để ủng hộ cách tiếp cận lưỡng đảng hơn.
“Chúng tôi sẽ thực hiện công việc của mình,” ông McCarthy nói trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, người ủng hộ viện trợ cho Ukraine bất chấp sự phản đối từ chính cấp dưới của ông, được cho là sẽ tiếp tục theo đuổi sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kiev. “Tôi đã đồng ý tiếp tục đấu tranh để có thêm viện trợ kinh tế và an ninh cho Ukraine,” ông McConnell, nói trước cuộc bỏ phiếu.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh Tom Williams/CQ Roll Call |
Viễn cảnh tồi tệ đã có thể xảy ra
Nếu không có thỏa thuận nào được thực hiện trước hôm 1/10, Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa, các công nhân liên bang sẽ phải đối mặt với tình trạng nghỉ phép tạm thời, hơn 2 triệu quân nhân đang tại ngũ và dự bị sẽ phải làm việc không lương và các chương trình cũng như dịch vụ dành cho người Mỹ sẽ bắt đầu ngừng hoạt động.
“Đó là một ngày đầy biến động, nhưng người dân Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm: Chính phủ sẽ không đóng cửa,” Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết. Dự luật mà Tổng thống Biden kí "ở phút 89" cấp vốn cho chính phủ ở mức hiện tại của năm 2023 cho đến giữa tháng 11, đồng thời mở rộng các điều khoản khác, bao gồm cả điều khoản cho Cục Hàng không Liên bang.
Gói này đã được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 335-91, với hầu hết đảng viên Cộng hòa và hầu hết đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ. Thượng viện thông qua với số phiếu 88-9. Nhưng việc Ukraine mất viện trợ đã gây thiệt hại nặng nề cho các nhà lập pháp của cả hai đảng vốn cam kết sẽ ủng hộ Tổng thống Volodymyr Zelenskyy sau chuyến thăm Washington gần đây của ông.
Đường tình đầy trắc trở của "Góa phụ đen" nước Mỹ, tới lần kết hôn thứ ba mới tìm được chân ái
"Sau 2 cuộc ly hôn, tôi vẫn tin vào tình yêu".