TPHCM: Áp dụng chiến lược “tháp 5 tầng” sẵn sàng cho kịch bản 100.000 ca

Chiến lược điều trị bệnh nhân COVID-19 tại đang được triển khai theo “tháp 3 tầng”, “tháp 4 tầng” và “tháp 5 tầng”. 

Các chuyên gia cho biết, việc điều trị bệnh nhân COVID-19 được thực hiện theo hệ thống phân tầng với mục tiêu chia nhóm nguy cơ của người bệnh và những yêu cầu điều trị, can thiệp điều trị cho người bệnh để phân bố nguồn lực phù hợp.

Bộ Y tế hiện chia hệ thống điều trị thành 3 tầng gồm: Tầng 1 là các cơ sở thu dung điều trị ban đầu, tầng 2 nơi thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai… và tầng 3 là tầng điều trị cho các diễn biến nặng cần chăm sóc, can thiệp, điều trị chuyên sâu hơn.

TPHCM: Áp dụng chiến lược “tháp 5 tầng” sẵn sàng cho kịch bản 100.000 ca

Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết cụ thể: “Với mỗi tầng, chúng ta cũng sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị. Ví dụ, tầng 1 sẽ được bố trí nhân viên và trang thiết bị phù hợp, không nhất thiết phải có các hệ thống hỗ trợ hô hấp chuyên sâu, hồi sức nặng; Ngược lại, tại tầng 3 sẽ là các trung tâm hồi sức tích cực được trang bị đầy đủ các trang bị hiện đại như ECMO, lọc máu, hệ thống thở oxy… cũng như đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu đặc biệt là trong lĩnh vực hồi sức tích cực để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân”.

Mô hình điều trị “tháp 5 tầng” đã được triển khai, đặc biệt để đáp ứng cho kịch bản số ca F0 tại TP.HCM có thể tăng lên 100.000 người.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, ngành y tế thành phố đã nâng chiến lược điều trị từ “tháp 4 tầng” lên “tháp 5 tầng”. Cụ thể, khi số F0 tăng lên 100.000 ca, “tầng 1” sẽ tiếp nhận 50.000 ca, “tầng 2” là 27.000 ca, “tầng 3” là 10.000 ca, “tầng 4” 8.000 ca và “tầng 5” 5.000 ca. “Tầng 5” là BV hồi sức COVID-19, được trang bị đầy đủ các phương tiện hồi sức hiện đại, có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các ca nguy kịch theo phác đồ của Bộ Y tế.

Trong đợt bùng phát dịch thứ 4, TP.HCM nhiều lần thay đổi kịch bản và chiến lược chống dịch. Điều này đã thu về những tín hiệu tích cực ban đầu, với hàng nghìn bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện.

Tại Đồng Tháp - đang theo dõi, điều trị hơn 2.400 F0. Với tốc độ lây lan dịch bệnh, ngành y tế đề xuất chuyển đổi mô hình cơ sở chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19 thành từ “3 tầng” lên “4 tầng”. 

Tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề nghị Cần Thơ xây dựng mô hình điều trị “tháp 3 tầng”. “Tầng 1 dành cho những F0 không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ và nên sử dụng cơ sở lưu trú kể cả khách sạn, khu cách ly để theo dõi. Tầng 2 sẽ là các cơ sở y tế điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 mức độ trung bình, cần rà soát lại để bố trí bồn oxy. Cuối cùng, tầng 3 tiếp nhận những bệnh nhân nhiễm Covid-19 diễn tiến rất nặng, thở máy. Tại đây cần tập trung nguồn lực để điều trị cho bệnh nhân. Tầng 1 càng rộng thì tầng 2, 3 sẽ đỡ vất vả. Và việc phân bổ như vậy giảm được rất nhiều áp lực lên các cơ sở y tế”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tại Đồng Nai, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế cũng khuyến cáo thực hiện chiến lược điều trị “tháp 3 tầng”, dựa trên phân loại triệu chứng nặng, nhẹ mà người nhiễm COVID-19 được tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bởi các bệnh viện thuộc các “tầng” tương ứng.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó trưởng đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội khuyến cáo: “Đồng Nai muốn thành công trong đại dịch phải phân 3 tầng rõ rệt, mối liên hệ các tầng với nhau phải chặt chẽ không để bệnh nhân chuyển nặng, không để lên các tuyến mà không được biết”.

Thanh Mai

Dự báo thời tiết ngày 2/8: Nam Bộ có mây, ccó mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 2/8: Nam Bộ có mây, ccó mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.