TP.HCM lên 7 tình huống ứng phó COVID-19 dịp Tết Nguyên đán

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc sẵn sàng lực lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 13 trong dịp Tết Nguyên đán 2023.

Người đứng đầu ngành y tế TP.HCM khẳng định dịch bệnh COVID-19 hiện cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, theo thông tin từ hệ thống giám sát, COVID-19 trên thế giới vẫn đang phức tạp với sự xuất hiện các biến thể phụ mới.

Sự giao lưu, đi lại và thương mại qua biên giới dịp Tết sẽ làm nguy cơ xâm nhập các biến thể phụ vào nước ta là rất lớn.

TP.HCM lên 7 tình huống ứng phó COVID-19 dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Để chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản phù hợp cho từng cấp độ dịch bệnh và không để bùng phát trong cộng đồng, ngành y tế TP.HCM huy động nguồn nhân lực y tế thực hiện tốt phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 13.

Đây là bệnh viện ba tầng số đặt tại số 9A-B đường Nguyễn Văn Lĩnh (ấp 3A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh). Được bệnh viện này vừa được kích hoạt, diễn tập vào ngày 17-1 với quy mô 100 giường hồi sức tích cực.

Với quy mô này, trước mắt nhân sự được điều từ 9 bệnh viện, bao gồm Nhiệt đới, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương, Phạm Ngọc Thạch, Đa khoa khu vực Thủ Đức, An Bình.

TP.HCM lên 7 tình huống ứng phó COVID-19 dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 2.

Tình huống tiếp nhận bệnh nhân nặng COVID-19 vào khu CPU. Ảnh: TTBC TP.HCM

Ngoài ra, Sở Y tế TP HCM còn đề nghị thủ trưởng 51 cơ sở y tế trực thuộc chuẩn bị nhân sự, ưu tiên người có kinh nghiệm hoặc được đào tạo chuyên môn về hồi sức cấp cứu. Trong vòng 24 giờ kể từ khi có yêu cầu kích hoạt, sẵn sàng hỗ trợ công tác khám, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến số 13.

Dưới đây là 7 tình huống ứng phó 7 cấp độ dịch được ngành Y tế TP HCM triển khai phòng chống COVID-19 dịp Tết Nguyên đán:

Tình huống 1: 100 giường hồi sức cần 162 người, trong đó có 54 bác sĩ và 108 điều dưỡng.

Tình huống 2: 300 - 600 giường (có 100 giường hồi sức) cần 240 người, trong đó có 80 bác sĩ và 160 điều dưỡng.

Tình huống 3: 600 - 900 giường (có 150 giường hồi sức) cần 348 người, trong đó có 116 bác sĩ và 232 điều dưỡng.

Tình huống 4: 900 - 1.200 giường (có 200 giường hồi sức), cần 474 người, trong đó có 158 bác sĩ và 316 điều dưỡng.

Tình huống 5: 1.200 - 1.500 giường (có 250 giường hồi sức) cần 588 người, trong đó có 196 bác sĩ và 392 điều dưỡng.

Tình huống 6: 1.500 - 1.800 giường (có 300 giường hồi sức) cần 708 người, trong đó 236 bác sĩ và 472 điều dưỡng.

Tình huống 7: Trên 1.800 giường (có 450 giường hồi sức) cần 954 người, trong đó 318 bác sĩ và 636 điều dưỡng.

PV