Gần đây câu chuyện về một du khách nước ngoài đến Ninh Bình bị từ chối thuê phòng vì lo sợ dịch Covid-19 đang trở thành chủ đề bàn cãi của nhiều người. Câu hỏi mà hầu hết ai cũng đặt ra là nếu không có ứng xử phù hợp, liệu qua dịch còn ai dám đến Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Thu Thủy, Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) là người nhận được chia sẻ này từ một người em. Một nhóm du khách đến Ninh Bình đã đi 6 khách sạn đều bị từ chối lưu trú, đến mức người này phải bật khóc.
“Đến là tội cho khách. Phải có cách nào chứ không sẽ xấu hình ảnh Việt Nam”, TS Thủy trích lại tin nhắn của người em để bày tỏ sự đồng cảm.
Tuy nhiên, theo TS Thủy việc lo sợ này là hoàn toàn dễ hiểu nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã ghi nhận 18 ca nhiễm virus Covid-19 là khách nước ngoài. Không ai có thể kiểm soát việc du khách đó có đi chung chuyến bay có người nhiễm bệnh hay không.
Trao đổi với Thanh Niên, Phó giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, ông Bùi Văn Mạnh cho biết người dân sợ nhận khách nước ngoài là có xảy ra. Chính quyền không chỉ đạo dừng đón khách mà chỉ yêu cầu khách nào trốn khai báo y tế thì cần báo cho cơ quan nhà nước để cách ly kịp thời. Vị khách trong câu chuyện trên đã được đưa về Gold Hotel. “Hiệp hội Du lịch Ninh Bình cũng rất có trách nhiệm trong việc vận động các khách sạn cho khách nước ngoài lưu trú”, ông Mạnh nói thêm.
TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch, cho rằng không nên quá gay gắt với các khách sạn từ chối du khách nước ngoài, vì họ có cơ sở để lo. Vấn đề của chúng ta là làm thế nào để giải quyết cho hợp tình, hợp lý.
Trong hội nghị ngành du lịch ứng phó với dịch Covid-19 diễn ra ngày 16/2, việc kỳ thị khách nước ngoài trong thời điểm dịch căng thẳng cũng được đưa ra để bàn luận. Tại đây, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, chúng ta tươi cười niềm nở với khách, họ sẽ quay lại. Còn lại khi dịch qua đi họ sẽ không muốn đến Việt Nam du lịch nữa.
Cũng theo ông Lương Hoài Nam, các địa phương nên quy hoạch ngay một số khách sạn, hỗ trợ phòng dịch, thỏa thuận với khách về giá phòng và dịch vụ, đồng thời thông báo cho khách Tây có nhu cầu tìm khách sạn. Những khách sạn đang phục vụ du khách Tây thì tiếp tục phục vụ bình thường, nhưng cần liên hệ chặt chẽ với cơ quan kiểm soát bệnh tật để được hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết.
“Không kỳ thị du khách Tây, mà phục vụ họ một cách an toàn, có tổ chức”, ông Nam cho biết.
Theo quan điểm của ông Lê Quốc Vinh, chuyên gia marketing, giải pháp cần thiết là “quy hoạch” khách nước ngoài về những nơi có thể kiểm soát, mặc dù không phải giải pháp hoàn hảo nhưng nên suy nghĩ tích cực để họ còn quay lại Việt Nam sau dịch.
TS Nguyễn Thu Thủy đề nghị việc xây dựng ngân hàng dữ liệu của các cơ sở lưu trú, dịch vụ toàn quốc để cung cấp thông tin khách du lịch. Bà nhấn mạnh: “Nếu bạn biết số điện thoại, email công khai của bất cứ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, hãy cung cấp cho Ban Chỉ đạo chống dịch. Chúng tôi chỉ cần các dữ liệu công khai, không cần thông tin cá nhân, và chỉ phục vụ cho mục đích chống dịch, và cứu vãn hình ảnh du lịch của Việt Nam”.
Khu phố người Hoa ở thủ đô Solomon bị đốt phá, nguyên nhân đến từ đâu?
Bạo lực đã thuyên giảm vào thứ Sáu (26/11) tại thủ đô Solomon nhưng chính phủ của nước này vẫn chưa đưa ra giải pháp giải quyết nguyên nhân gây ra bạo loạn trong hai ngày qua, bao gồm cả những lo ngại về mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa quốc gia này với Trung Quốc.