Vay 1 nửa mua nhà 2,5 tỷ đồng: Thu nhập tăng gấp đôi vì có động lực đi làm trả nợ

“Khoản vay là động lực khiến mình cố gắng làm việc chăm chỉ hơn", Gia Kiệt chia sẻ.

Làm nhiều công việc để trả nợ nhà 

Gia Kiệt (25 tuổi, kinh doanh trang sức) đã mua căn hộ 55m2 tại Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh khi vừa tròn 24 tuổi. Tại thời điểm đó, giá mua là 2,5 tỷ đồng. Cậu bạn đã dùng tiền tiết kiệm cùng sự hỗ trợ từ gia đình trả 50% giá trị căn nhà và vay ngân hàng 50% còn lại. 

Mình mua trả góp thông qua ngân hàng. Thời gian đầu gia đình có hỗ trợ về mặt tài chính hàng tháng. Xuyên suốt quá trình, mình trích phần lớn tích lũy hàng tháng sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt để trả nợ mua nhà. Hiện tại, mình đang ở những kỳ cuối cùng trong kế hoạch trả nợ. Sau khi mua nhà, để kiểm soát tài chính tốt hơn, mình hạn chế việc mua sắm những sản phẩm không cần thiết ví dụ như quần áo, đồ điện tử. Mình ít ăn ngoài, thay vào đó sẽ là tự nấu nướng cũng như giảm tiệc tùng để tập trung vào mua sắm đồ nội thất và trả tiền vay hàng tháng”. 

Gia Kiệt
Gia Kiệt

Được biết trong thời gian này, Gia Kiệt đã tiết kiệm hết mức có thể và dành ra hẳn 1 quỹ riêng để nhanh chóng trả hết số tiền đã vay. Bên cạnh đó, ngoài công việc chính, cậu bạn còn nhận thêm nhiều công việc khác, tăng nguồn thu nhập và trả nợ trước hạn. Các công việc part-time Gia Kiệt đang làm xoay quanh KOL, người mẫu, huấn luyện viên thể hình. 

Trung bình cậu bạn sẽ làm 8-12 tiếng/ngày, trong thời gian cao điểm sẽ làm khoảng 14 tiếng/ngày. Hiện tại sau khi mua nhà, thu nhập của cậu bạn đã tăng gấp đôi so với trước. “Khoản vay là động lực khiến mình cố gắng làm việc chăm chỉ hơn". 

Theo Gia Kiệt, mọi người chỉ nên mua nhà khi có sẵn 50% giá trị căn nhà. Không nên dồn toàn bộ tiền có được chỉ để sở hữu nhà, tránh những tình huống bất ngờ cần huy động một số tiền lớn lại gặp nhiều khó khăn. Với sự sôi động của thị trường BĐS, việc chọn được một không gian sống phù hợp với nhu cầu cần nhiều thời gian để so sánh. Cậu bạn cũng cho rằng yếu tố ổn định về mặt công việc ảnh hưởng lớn về quyết định mua nhà. 

                        
Vay 1 nửa mua nhà 2,5 tỷ đồng: Thu nhập tăng gấp đôi vì có động lực đi làm trả nợ
 
Không gian phòng khách nhà Gia Kiệt
Không gian phòng khách nhà Gia Kiệt

Đầu tư 200 triệu đồng cho nội thất 

Với Gia Kiệt, đầu tư nội thất là khoản tiền rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, biến không gian sống trở nên có “gu” hơn. Cậu bạn đã chi 200 triệu cho các thiết bị điện trong nhà, đồ trang trí, tủ kệ bếp, giường và tủ quần áo. 

Thời gian đầu sau khi mua nhà, tài chính khá hạn hẹp, không đủ ngân sách để mua mọi thứ cùng một lúc nên Gia Kiệt đã quyết định sắm từ từ để kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Cậu bạn tận dụng tối đa những đồ nội thất và trang trí tích luỹ được sau 4 năm thuê nhà. 

“Một số đồ nội thất mình “săn” được trên các hội nhóm thanh lý của cư dân trong toà nhà đang sống. Mình dần dần hoàn thiện nội thất theo phong cách hiện đại và tối giản để có thể tận dụng hết công năng của đồ nội thất trong nhà. Là một người thường xuyên thay đổi layout (bố cục) của nhà cửa, mình quyết định không cố định các kệ tủ, hay kệ tivi treo tường. Như vậy sẽ giúp mình linh động hơn khi decor nhà, tránh khó khăn khi sắp xếp lại nhà cửa cũng như dễ dàng thay đổi bố cục theo ý thích”. 

Do tính chất công việc thường tiếp xúc với màu sắc sặc sỡ lấp lánh, cậu bạn thường chọn đồ nội thất màu trung tính, ít hoa văn. Sau một ngày làm việc, Gia Kiệt muốn để mắt được thư giãn tốt nhất. Cậu bạn cũng sử dụng toàn bộ đèn trong nhà có màu vàng tạo cảm giác ấm cúng, làm dịu mắt hơn. 

Vay 1 nửa mua nhà 2,5 tỷ đồng: Thu nhập tăng gấp đôi vì có động lực đi làm trả nợ
Một số không gian khác
Một số không gian khác

Mặt khác, trong câu chuyện chọn nhà để mua, Gia Kiệt có một số tiêu chí. Đó phải là một nơi yên tĩnh, chủ đầu tư uy tín, chất lượng thi công tốt, môi trường xung quanh thoải mái, tiện ích dịch vụ an ninh được cung cấp đầy đủ. Là một người trẻ tài chính chưa quá vững vàng, giá cả cũng là điều cậu bạn qua tâm. Vay nợ mua nhà khi còn khá trẻ là một quyết định mạo hiểm, cần tính toán kỹ lưỡng xem bản thân có đủ khả năng chi trả không. 

“Bên cạnh đó, mình còn mất nhiều thời gian đưa ra sự so sánh giữa các dự án. Tại thời điểm mua nhà, ngành BĐS đang có nhiều biến động, chốt một căn nhà rất khó. Mình có làm việc với môi giới. Và theo trải nghiệm cá nhân, mình nghĩ rằng khách hàng và môi giới BĐS cần trao đổi cụ thể, nắm rõ nắm rõ được nhu cầu cũng như tài chính của người mua nhà. Như vậy mới có thể tư vấn dự án phù hợp”. 

Vay 1 nửa mua nhà 2,5 tỷ đồng: Thu nhập tăng gấp đôi vì có động lực đi làm trả nợ

Tô Diệp - Thiết kế: Huyền Trang

Áp lực trả lãi ngân hàng, người vay mua nhà, mua xe có sẵn sàng chuyển nợ?

Áp lực trả lãi ngân hàng, người vay mua nhà, mua xe có sẵn sàng chuyển nợ?

Trước áp lực trả lãi ngân hàng vay mua nhà, mua xe, nhiều khách hàng quan tâm đến việc được chuyển nợ theo quy định của Thông tư 06 nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn.