Vì sao châu Âu liên tục tăng số ca nhiễm Covid-19, trong khi châu Á lại giảm mạnh?

WHO cảnh báo nguy cơ châu Âu ghi nhận thêm 700.000 người chết vì Covid-19 từ nay đến đầu năm 2022, nếu giới chức châu lục không sớm hành động quyết liệt.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca nCoV tại châu Âu tuần qua tăng 11%. WHO cảnh báo nguy cơ châu Âu ghi nhận thêm 700.000 người chết vì Covid-19 từ nay đến đầu năm 2022, nếu giới chức châu lục không sớm hành động quyết liệt. Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge vẫn cảnh báo "Covid-19 vẫn đang bóp nghẹt" các quốc gia ở đây.

Giới chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân là do làn sóng bài xích vaccine nguy hiểm, người dân chậm tiêm mũi tăng cường và miễn dịch nhờ tiêm chủng suy giảm. Tỷ lệ tiêm chủng cũng chênh lệch lớn giữa các nước Đông Âu và Tây Âu.

Vì sao châu Âu liên tục tăng số ca nhiễm Covid-19, trong khi châu Á lại giảm mạnh?

Đợt bùng phát dịch mùa thu năm nay đẩy hệ thống bệnh viện nhiều quốc gia ở Trung Âu và Đông Âu, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, đến bờ vực sụp đổ.

Nga tiếp tục là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu, với hơn 267.000 trường hợp, trong tổng số gần 9,4 triệu ca nhiễm. 

Ở Tây Âu, Đức đang trên đà vượt mốc 100.000 ca tử vong trong tuần này, dù từng là một trong những mô hình kiểm soát dịch hiệu quả của châu lục.

Đức chật vật với làn sóng Covid-19 giữa giai đoạn chuyển giao quyền lực hậu bầu cử và quy định chống dịch giẫm chân nhau giữa các địa phương, khi nhiều bang siết chặt kiểm soát, nhưng một số bang lại muốn nới lỏng.

Trái ngược với châu Âu, tình hình Covid-19 ở châu Á lại là bức tranh hoàn toàn khác. Khu vực này đã duy trì tỷ lệ lây nhiễm thấp, và dần mở cửa thích ứng với "bình thường mới".

Theo giới chuyên gia, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đã có nhiều kinh nghiệm ứng phó với các bệnh truyền nhiễm, như SARS, đồng thời biết cách điều chỉnh chương trình mua sắm vaccine thích ứng tốt với thị trường.

Các nước châu Á đã chủ động giảm thiểu rủi ro đứt gãy nguồn cung, bằng cách đặt hàng từ nhiều nhà sản xuất và đơn vị phân phối. Sau đợt sóng Covid-19 bùng phát mạnh giữa năm nay do độ phủ vaccine thấp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu "đi sau về trước" trong chiến dịch tiêm chủng.

Campuchia là quốc gia triển khai tiêm chủng sớm so với bình diện chung tại khu vực, nhờ nguồn vaccine viện trợ của Trung Quốc và nguồn cung từ sáng kiến Covax. Nước này khởi động chiến dịch tiêm chủng toàn quốc từ ngày 10/2, trễ hơn Mỹ và Anh khoảng hai tháng.

Chính phủ Nhật khởi động chiến dịch tiêm chủng toàn quốc từ giữa tháng 2, nhưng tốc độ triển khai ban đầu rất chậm chạp, do gặp khó khăn về nguồn cung.

Tình hình được cải thiện sau khi Thủ tướng Nhật lúc đó là ông Yoshihide Suga, huy động lực lượng quân y tăng viện cho các trung tâm tiêm chủng ở Tokyo và Osaka.  Tốc độ tiêm vaccine tại Nhật Bản vào tháng 7 đạt 1,5 triệu mũi/ngày. Đến giữa tháng 11, số người tiêm đủ hai mũi trên toàn quốc đạt 76% dân số.

Malaysia đã tiêm đủ hai mũi cho 76% dân số cả nước, trong khi tỷ lệ này của Singapore lên tới 92%.

Chính phủ Malaysia trao quyền cho tổ chức Chữ thập Đỏ hỗ trợ tiêm chủng cho người nhập cư trái phép và những nhóm dân số còn e dè vì các lý do pháp lý khác.

Thanh Mai

Giá dầu tăng nhẹ trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần

Giá dầu tăng nhẹ trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần

Giá dầu hôm nay 25/11 tăng nhẹ do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ được cải thiện trong thời gian tới, khi mà mùa Đông đang đến gần.