Việt Nam là nước có dân số già hóa thuộc top đầu thế giới

Dự báo 30 năm tới, 8,3% dân số Việt Nam hơn 65 tuổi tương đương với 8,5 triệu người.

Phó Tổng cục Dân số, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết, từ năm 2011 Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân với 7% người hơn 65 tuổi. Đến năm 2019, số người cao tuổi chiếm 8,3 dân số. Như vậy Việt Nam trở thành nước có tốc độ già hóa trong hàng nhanh nhất thế giới.

Tại các nước phát triển, việc già hóa dân số phải diễn ra trong hàng chục hoặc hàng trăm năm như Pháp mất 115 năm, Úc 73 năm, Trung Quốc 26 năm. Thế nhưng con số này ở Việt Nam chỉ là 17 đến 20 năm.

Theo tính toán đến năm 2050, Việt Nam sẽ có số dân siêu già, việc này khiến Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe cũng như an sinh xã hội.

Việt Nam là nước có dân số già hóa thuộc top đầu thế giới

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), cho biết  toàn cầu cũng đang bước vào giai đoạn dân số già hóa nhanh nhất, cứ 11 người có 1 người trên 65, đến năm 2050 cứ 6 người sẽ có 1 người trên 65.

Trước đó vào năm 2018, số người trên 65 đã vượt số trẻ em dưới 5 tuổi, số người trên 80 được dự báo là tăng gấp 3 lần, từ 143 triệu người năm 2019 lên 426 triệu người năm 2050. Tiến Sĩ Quỳnh nhấn mạnh đây là một trong những biến đổi nhân khâu học lớn nhất hành tinh.

Đặc biệt đối với dân số Việt Nam, nữ  cao tuổi nhiều hơn năm, có nhiều người sống góa bụa, 70% người có 2 bệnh, 14% người cao tuổi gặp khó khăn cần hỗ trợ, 50% người cao tuổi không có bảo hiểm y tế.  Trong khi đó hộ gia đình quy mô nhỏ đi, số lượng gia đình 3 4 thế hệ không còn nhiều, thanh niên sống và làm việc tại thành thị nhiều hơn. 30% người cao tuổi sống 1 mình trong đó có 4 triệu người có nhu cầu hỗ trợ. Tính đến 2049, 10 triệu người cao tuổi sẽ cần nhu cầu hỗ trợ.

Về cán bộ hướng dẫn phục hồi chức năng hạn chế, còn số có khả năng chăm sóc được đào tạo cơ bản chỉ có 2%.

Trong khi đó, chất lượng chăm sóc người cao tuổi hạn chế, thời gian phục hồi cần 1 tuần đến 1 tháng, tình trạng thiếu giường bệnh tại các bệnh viện cũng như chi phí tốn kém diễn ra thường xuyên. Cả nước có 1.063 bệnh viện công và 170 bệnh viện tư, số giường dành cho người cao tuổi thiếu do ngày càng gia tăng bệnh mạn tính.

Theo các chuyên gia, Việt Nam phải đề ra chiến lược sức khỏe và thúc đẩy già hóa khỏe mạnh, đặc biệt quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa ban đầu. Các công tác chăm sóc y tế và chi phí cũng cần được xem xét lại, kết hợp với phát triển nguồn lực và lao động, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi đa dạng hơn.

Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam 2030, trong đó có duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm khoảng 11%. 

Thanh Mai

Phố đường tàu Hà Nội lọt vào danh sách các điểm đến nên tránh năm 2020

Phố đường tàu Hà Nội lọt vào danh sách các điểm đến nên tránh năm 2020

Theo tạp chí Fodors, phố đường tàu ở Hà Nội là một trong những địa điểm nên tránh nếu có ý định du lịch tại Việt Nam.