Những cánh diều mang niềm vui và khát vọng

Cuộc liên hoan diều toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức đã thu hút được 34 đội từ các Câu lạc bộ Diều địa phương với hơn 360 thành viên.

Ngày 5/7, lần đầu tiên một “Liên hoan Diều toàn quốc” được tổ chức ở Thành phố Nam Định. Hàng trăm cánh diều từ các Câu lạc bộ Diều ở nhiều miền quê đã hội tụ trong một ngày đầy nắng, đầy gió để phô diễn vẻ đẹp và khát vọng bay bổng cùng tiếng sáo du dương đưa tâm trí trở về miền ký ức. 

Cuộc liên hoan diều toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức đã thu hút được 34 đội từ các Câu lạc bộ Diều địa phương với hơn 360 thành viên tham gia. Các đội thi với nhau “Diều thiết kế đẹp” và thi “Kỹ thuật làm diều tại chỗ”.
Cuộc liên hoan diều toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức đã thu hút được 34 đội từ các Câu lạc bộ Diều địa phương với hơn 360 thành viên tham gia. Các đội thi với nhau “Diều thiết kế đẹp” và thi “Kỹ thuật làm diều tại chỗ”.
Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Diều Việt Nam được thành lập năm 2014 là nơi gặp gỡ giao lưu của những người yêu diều. Trung tâm là thành viên của Hội Di sản Việt Nam và hiện nay đã có 60 Câu lạc bộ Diều thành viên với hàng nghìn hội viên.
Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Diều Việt Nam được thành lập năm 2014 là nơi gặp gỡ giao lưu của những người yêu diều. Trung tâm là thành viên của Hội Di sản Việt Nam và hiện nay đã có 60 Câu lạc bộ Diều thành viên với hàng nghìn hội viên.
Ông Hoàng Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Diều Việt Nam, giới thiệu về truyền thống chơi diều và những hiện vật cổ: Từ trong tiềm thức xa xưa, diều (gắn) sáo còn là biểu tượng mong mỏi sự khô ráo mà cư dân nông nghiệp chờ đợi sau những ngày ẩm ướt, mưa lũ. Cánh diều bay cao, sáo reo to và tròn tiếng mang khát vọng thời tiết tốt lành. Còn hơn thế, cánh diều bay cao ở lưng chừng trời nối với mặt đất qua một sợi dây mỏng manh còn mang triết lý liên kết quan hệ giữa đất - trời, cao - thấp.
Ông Hoàng Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Diều Việt Nam, giới thiệu về truyền thống chơi diều và những hiện vật cổ: Từ trong tiềm thức xa xưa, diều (gắn) sáo còn là biểu tượng mong mỏi sự khô ráo mà cư dân nông nghiệp chờ đợi sau những ngày ẩm ướt, mưa lũ. Cánh diều bay cao, sáo reo to và tròn tiếng mang khát vọng thời tiết tốt lành. Còn hơn thế, cánh diều bay cao ở lưng chừng trời nối với mặt đất qua một sợi dây mỏng manh còn mang triết lý liên kết quan hệ giữa đất - trời, cao - thấp.
Người nông dân “chơi” diều như một thú vui tao nhã đậm chất quê và họ cũng là những nghệ nhân với đôi tay khéo léo chế ra những con diều để trở thành di sản văn hóa. Con diều này đã có tuổi hơn một thế kỷ.
Người nông dân “chơi” diều như một thú vui tao nhã đậm chất quê và họ cũng là những nghệ nhân với đôi tay khéo léo chế ra những con diều để trở thành di sản văn hóa. Con diều này đã có tuổi hơn một thế kỷ.
Sáo diều được làm từ những ống tre, bương với những kỹ thuật chế tác khá phức tạp. Hai bên miệng sáo phải cân bằng và phát ra cùng một thanh âm. Các sáo trên một dàn phải “ăn” tiếng với nhau tạo nên hợp âm mong muốn, phải có độ rung tốt gọi là “sáo ngân”.
Sáo diều được làm từ những ống tre, bương với những kỹ thuật chế tác khá phức tạp. Hai bên miệng sáo phải cân bằng và phát ra cùng một thanh âm. Các sáo trên một dàn phải “ăn” tiếng với nhau tạo nên hợp âm mong muốn, phải có độ rung tốt gọi là “sáo ngân”.
Ra bãi thả diều
Ra bãi thả diều
Gắn dàn sáo vào diều
Gắn dàn sáo vào diều
Chuẩn bị xuất phát
Chuẩn bị xuất phát
Cất cánh
Cất cánh
Tình yêu Tổ quốc được thể hiện trên cánh diều
Tình yêu Tổ quốc được thể hiện trên cánh diều
Khát vọng bay cao được những con diều mang tải
Khát vọng bay cao được những con diều mang tải

Vương Anh

Infographic: Hành trình thoát khỏi COVID-19 kỳ diệu của bệnh nhân phi công người Anh

Infographic: Hành trình thoát khỏi COVID-19 kỳ diệu của bệnh nhân phi công người Anh

Những tưởng không qua khỏi, thế nhưng bệnh nhân phi công người Anh có một hành trình phục hồi kỳ diệu.