Sự giống nhau kỳ lạ trong truyền thông về dịch cúm Tây Ban Nha 100 năm trước và dịch Covid-19

Giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên là các khuyến cáo của bác sĩ với cộng đồng trong dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Khi toàn cầu đang vật lộn với dịch bệnh Covid-19, thì một số nhà quan sát tìm ra điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa đại dịch Corona lần này  dịch cúm Tây Ban Nha từng xảy ra một thế kỷ trước. Dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát năm năm 1918 được cho đã tước đi sinh mạng của 50 triệu người trên thế giới.

Bài báo dạy cách rửa tay (Ảnh: Time).
Bài báo dạy cách rửa tay (Ảnh: Time).

Tuần trước, một cụ ông 105 tuổi từng sống sót qua đại dịch năm 1918 này đã cảnh báo thế giới phải cẩn thận giữa đại dịch virus corona. Mặc dù là hai dịch bệnh hoàn toàn khác biệt, và y tế thời nay đã khác xa với lúc xưa, thế nhưng những mẩu quảng cáo trên báo từ 1918 vẫn cho thấy sự giống nhau đến kỳ lạ của hai thời điểm này.

“Lịch sử đang diễn ra theo chu kỳ và lặp lại, nó giống nhau y hệt ở một vài khía cạnh”, Elisabeth Zetland, một nhà nghiên cứu tại MyHeritage, nơi chứa dữ liệu của 11,9 tỷ ghi chép lịch sử cho biết.

Đầu tháng 3 vừa qua khi virus corona bắt đầu lan rộng, cô đã tìm kiếm những bài báo về dịch “Cúm Tây Ban Nha” và nhận thấy nhiều sự tương đồng và vô cùng bất ngờ.

Dù ngày nay y học đã tiến bộ và việc tiếp cận thông tin đã cải thiện đáng kể so với năm 1918, nhưng việc truyền tải những thông điệp và lời khuyên tới cộng đồng trong đại dịch vẫn giống nhau.

Giãn cách xã hội, rửa tay liên tục

Mặc dù hệ thống chăm sóc sức khỏe năm 1918 mong manh và chắp vá, giới chức năng khi đó cũng đủ hiểu rằng con người nên đứng xa nhau do mức độ lây nhiễm cao của dịch cúm.

Việc thiếu thốn các vacxin thời đó đã khiến nỗ lực y tế công cộng tập trung nhiều hơn tới việc giữ vệ sinh cá nhân, cách ly và giảm thiểu tụ họp đông người.

Một quảng cáo sản phẩm xà phòng sát khuẩn (Ảnh:Time).
Một quảng cáo sản phẩm xà phòng sát khuẩn (Ảnh:Time).

Nhiều quảng cáo thương mại khi đó nhanh chóng quảng cáo các sản phẩm của mình để tuyên truyền về sự gia tăng của dịch bệnh. Điều kiện vệ sinh tồi tệ tại chiến trường Thế Chiến I trong giai đoạn cuối cuộc chiến trở nên dịch bệnh lây lan đáng sợ, và chiến tranh đã làm cạn kiệt nhiều nguồn y tế quốc gia. Dịch bệnh được nhận diện đầu tiên trong chính đội ngũ quân nhân của Mỹ vào mùa xuân năm 1918, hầu hết các ca nhiễm bệnh trong cộng đồng khi điều tra nguyên nhân đều xuất phát từ các căn cứ quân đội. 

Điều kiện sống chen chúc tại thành phố lớn ở Mỹ đầu thế kỷ 20 cũng là điều kiện lý tưởng để virus lan truyền. Để giáo dục về cách vệ sinh cũng như để quảng bá sản phẩm, hãng xà phòng Lifebuoy đã mua một chuỗi quảng cáo trên báo vào tháng 11/1918. Những mẩu quảng cáo này như một thông điệp y tế công cộng, giải thích về lý do rửa tay lại trở nên quan trọng, và xà phòng có thể giúp da được sát trùng như thế nào.

Những kẻ trục lợi từ dịch bệnh

Truyền thông ngày nay đã ghi lại nhiều chiêu trò PR xoay quanh virus corona, hay liên quan đến thông tin về dịch bệnh, dù cho bản chất các sản phẩm được quảng bá đó không có liên quan trực tiếp tới đại dịch này. Năm 1918, việc này cũng có kịch bản tương tự.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp đã lợi dụng sự sợ hãi và tuyệt vọng của cộng đồng đối với dịch bệnh, thậm chí khi các sản phẩm của họ không hề có liên quan. Một vài quảng cáo đã “tân trang” cho sản phẩm của mình với cái mác được bác sĩ khuyên dùng hay được khoa học tín nhiệm. Như một quảng cáo của tiệm mát xa ở San Joe, Calif đã hùng hồn hứa hẹn rằng phương pháp của tiệm “đảm bảo chữa khỏi bệnh cúm Tây Ban Nha”.

Quảng cáo dịch vụ mát xa chữa cúm (Ảnh: Time).
Quảng cáo dịch vụ mát xa chữa cúm (Ảnh: Time).

Còn bây giờ, nhiều thông tin sai lệch về virus corona và những cách ngăn ngừa sự lây nhiễm, chẳng hạn như làm đầy xoang mũi với khí nóng có thể diệt virus, đang lan truyền nhanh trên các mạng xã hội.

Hơn 100 năm trước một số sản phẩm được gắn mác “đảm bảo không mang dịch cúm”, như một quảng cáo xe đạp tại buổi trưng bày Calgary Herald với lời hứa hẹn rằng những chiếc xe này không hề mang vi khuẩn. Cùng tờ báo đó cũng có một quảng cáo từ một công ty bảo hiểm cung cấp “Chính sách ốm đau đặc biệt”, có bao gồm cả dịch cúm Tây Ban Nha.

Quảng cáo xe đạp không vi khuẩn (Ảnh: Time).
Quảng cáo xe đạp không vi khuẩn (Ảnh: Time).

Và hơn 100 năm sau, những thông điệp tương tự như vậy vẫn được sử dụng bởi một số doanh nghiệp. Đầu tháng 3 vừa qua, công ty AirBnB tại Mỹ đã đưa một số địa danh “không virus corona” dành cho hành khách đang kiếm tìm những hành trình để thoát khỏi con virus này.

Đeo khẩu trang sẽ cứu mạng bạn!

Bài báo động viên việc đeo khẩu trang của Hội Chữ thập đỏ (Ảnh: Time).
Bài báo động viên việc đeo khẩu trang của Hội Chữ thập đỏ (Ảnh: Time).

Ngành y tế thời đó tập trung tuyên truyền rửa tay thường xuyên, tránh đám đông, đeo khẩu trang, cũng như chê bai những người không làm theo quy định.

Một quảng cáo cho Chữ thập đỏ từ tờ Daily Gazette đợt tháng 10/1918 đã nói rằng khẩu trang có tác dụng chống 99% đối với dịch cúm, và những kẻ không đeo khẩu trang là những “kẻ lười biếng nguy hiểm”.

Thế nhưng trong năm 2020 này, những lời khuyên lại hoàn toàn khác ở Mỹ. Các chuyên gia y tế tại CDC lại khuyến khích người khỏe mạnh không nên đeo khẩu trang, một thứ đang trở nên thiếu hụt tại quốc gia này. Vậy nhưng tại các quốc gia khác, điển hình là châu Á, đeo khẩu trang trở thành một chuẩn mực văn hóa và được giới y tế khuyến khích nhằm ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh. Có điều mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã thừa nhận cần phải tích cực sử dụng khẩu trang hơn.

Cũng giống như ngày nay, tình hình thiếu thốn khẩu trang cũng xảy ra trong năm 1918, và theo Zetland, một vài ghi chép trên báo đã khuyến khích mọi người tự làm khẩu trang cho riêng mình. Mặc dù ngày nay đã chứng minh rằng khẩu trang tự chế không ngăn ngừa được sự lan truyền dịch bệnh như loại N95 nhưng nhiều người vẫn tự chế riêng cho mình một phiên bản của DIY.

Các nhà sử học đã ghi nhận dịch cúm năm 1918 với cuộc cách mạng hóa hệ thống y tế công cộng toàn thế giới.  Nhưng có lẽ không có sự thay đổi nhiều ở cách thức tuyên truyền sau hơn 100 năm.

TM (theo Time)

Những dịch bệnh lớn nhất lịch sử nhân loại đến nay vẫn chưa có lời giải đáp

Những dịch bệnh lớn nhất lịch sử nhân loại đến nay vẫn chưa có lời giải đáp

Nghiên cứu lịch sử các dịch bệnh là cơ hội xác định các yếu tố điều kiện gây ra dịch để hỗ trợ cho ngăn ngừa dịch cho tương lai.