10 hành vi thể hiện EQ thấp, 9 điều khiến người khác khó chịu và 1 điều làm chính mình mệt mỏi

Tránh được những hành vi này, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thoải mái, suôn sẻ hơn.

EQ càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cả công việc cũng như cuộc sống. Trên thực tế, nguyên nhân chính khiến một người bị gán mác EQ thấp là do người đó luôn tự cho mình là trung tâm và không quan tâm nhiều đến cảm xúc của người khác.

Cụ thể hơn, dưới đây là 10 hành vi mà những người có EQ thấp thường làm:

1. Chỉ nói về bản thân, không quan tâm đến thái độ của người khác

“Tôi có cái tật nói thẳng, cậu đừng để ý nhé” - một khi nghe được câu này, thực ra bạn cũng không cần nghe những câu sau của cuộc hội thoại này nữa. Bởi những cuộc hội thoại bắt đầu bằng câu “Tôi nói thẳng/ nói thật...” về cơ bản đều là bàn luận về những khuyết điểm của người khác bằng thái độ không mấy tích cực.

Còn có một trường hợp khác, đó là một người cứ bắn “liên thanh”, nói chuyện liên tục, người khác thấy phiền rồi họ vẫn thao thao bất tuyệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về cơ bản, khi bạn cảm thấy mình có thể thoải mái chuyện trò với người khác, bạn cho rằng đó là vì hai bạn hợp cạ nhưng nhiều khả năng là do người đó EQ cao mà thôi. Họ giữ phép lịch sự nên không ngắt lời bạn, song điều đó không có nghĩa là họ sẵn sàng ngồi đó nghe bạn nói về mình hoặc than ngắn thở dài hết thứ này đến thứ khác cả buổi.

Để không trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác, hãy lắng nghe nhiều hơn. Nói nhiều, thích nói chuyện không phải chuyện xấu nhưng điều kiện tiên quyết là phải biết lắng nghe. Suy cho cùng, một lời có ích còn hơn vạn lời vô ích.

2. Thích chứng minh mình giỏi, mình đúng còn người khác sai

Có một vài người đặc biệt thích thú với việc chứng tỏ mình hay, mình giỏi, mình hiểu biết hơn người khác, đặc biệt là trong lúc tranh luận với người khác. Thực chất, hành động này là rất phiền phức. Bởi suy cho cùng, chỉ nói miệng thì ai cũng nói được, việc dùng hành động để chứng minh theo thời gian sẽ là lựa chọn khôn ngoan hơn.

3. Hạ thấp người này để “bợ” người khác

Ví dụ, có một ca sĩ cover lại một bài hit nổi tiếng. Người đó hát không tệ nhưng vì bạn là fan của ca sĩ đã thể hiện bản gốc nên bạn chê ca sĩ cover thậm tệ. Hành vi này của bạn chính là đại diện cho EQ thấp.

Khen ngợi một người không có nghĩa là phải hạ thấp một người khác.

4. Càng thân thiết thì thái độ đối xử càng tệ

Thật kỳ lạ khi chúng ta có thể mỉm cười bao dung với người xa lạ nhưng với những người xa lạ thì không. Chúng ta sẵn sàng trút bỏ những cảm xúc tiêu cực nhất lên họ như một điều hiển nhiên vì rằng bạn biết họ yêu quý bạn.

Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Người có EQ cao sẽ biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ trước khi nói hay làm bất kì điều gì, cho dù đó là người nhà hay người lạ.

5. Chọc thẳng vào nỗi đau của người khác

Nếu bạn của bạn của bạn vừa phải trải qua nỗi đau vì mất người thân, hãy đừng lôi họ ra mà bàn luận về vấn đề sinh ly tử biệt. Nếu bạn của bạn không cao, đừng lôi chiều cao của họ ra để trêu chọc. Nếu bạn của bạn hơi mũm mĩm, đừng body-shaming họ.

Đừng nghĩ rằng vì quan hệ giữa bạn và một ai đó rất tốt, vì thế nên bạn tha hồ nói những gì bạn muốn. Bạn không để ý không có nghĩa là người khác cũng không để ý. Thực tế, trong lòng mỗi người đều có một vài nỗi đau hoặc một vài điểm tự ti không nói ra, đừng tùy tiện chọc ngoáy vào đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Thích đánh giá người khác, đặc biệt là nói xấu

Có câu: Ngồi buồn tự ngẫm bản thân, đừng rảnh bàn luận chuyện người. Đừng coi việc bình phẩm đánh giá hết người này đến người khác như chủ đề trà dư tửu hậu khi tám chuyện với bạn bè, người quen. Bởi không ai chắc được, liệu quay lưng đi, liệu bạn có lôi chính họ ra để nói với những người khác nữa không.

7. Thích sử dụng câu hỏi tu từ khi nói

"Ô, cái này mà cậu cũng không biết à?”, “Rồi sao nữa?”, “Cậu nghĩ thế thật à?”... và những câu hỏi tu từ khác thực sự rất khiến người nghe thấy khó chịu.

Đây là lỗi mà rất nhiều người mắc phải, loại lỗi này chủ yếu liên quan đến logic và sự tập trung. Trên thực tế, chỉ cần thay đổi trọng tâm sự tập trung từ người khác sang chính bạn, ý nghĩa thể hiện ra bên ngoài sẽ khác ngay. Ví dụ: “Cậu hiểu chưa?” có thể thay bằng “Tôi nói đủ rõ ràng rồi chứ?”... Chính bạn sẽ phải là người chịu trách nhiệm về lời nói của mình chứ không phải người khác.

Chịu trách nhiệm nhiều hơn và phàn nàn ít hơn, đây mới là thói quen của người của EQ cao.

8. Nói chuyện không vào trọng tâm làm tốn thời gian

Loại hành vi này thường xảy ra khi nhắn tin. Ví dụ, một người lạ nhắn tin cho bạn để nhờ vả bạn, tuy nhiên họ lại nhắn hết chuyện này đến chuyện khác mà quên mất điều cơ bản nhất, đó là giới thiệu bản thân.

Một hành vi khác thậm chí còn gây khó chịu hơn, đó là nhắn tin cho ai đó “Alo, có đó không?” rồi không nhắn gì thêm nữa. Đến lúc bạn repy và hỏi “Có chuyện gì thế” thì người đó đã biến mất. Một lúc lâu sau, khi bạn quay lại bận công việc của mình, người đó lại tìm đến bạn và hỏi “Có đó không?”... Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy rất phiền rồi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vì vậy, nếu bạn muốn thảo luận điều gì đó, hoặc đơn giản là muốn nói chuyện với ai đó (người không quen lắm), trước tiên bạn nên giới thiệu chung về bản thân, hỏi người đối diện xem họ có đang rảnh tay không và làm rõ mục đích của mình. Tương tự như khi gửi mail, đừng gửi câu một, hãy gom tất cả ý chính vào một mail rồi hẵng gửi đi, tránh spam.

9. Dạy đời người khác

Một số người rất thích dạy đời người khác, luôn nghĩ mình là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và tích cực đưa lời khuyên cho người khác dù đôi khi hành vi này chẳng khác gì “múa rìu qua mắt thợ”.

Là người ngoài cuộc, đừng bao giờ bàn luận về vấn đề gì như thể mình là chuyên gia – trừ khi đích thân đối phương hỏi bạn và xin bạn lời khuyên.

10. Yếu đuối

Cái gọi là yếu đuối ở đây không phải chỉ vấn đề thể chất mà là tật quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác. Ví dụ, có người nhờ bạn làm gì đó hoặc vay tiền bạn, dù trong lòng bạn không hề muốn nhưng vì sợ một là cắn rứt lương tâm khi từ chối, hai là sợ làm mất lòng người ta nên vẫn cắn răng đồng ý.  

Có thể bạn không tin nhưng một nguyên nhân dẫn đến tật xấu này cũng là do EQ thấp. Vì EQ thấp nên bạn không phân biệt được lợi hại, không phân biệt được thiệt hơn, không phân biệt được địch ta, không phân biệt được giới hạn: người khác tìm bạn, bạn không dám từ chối; bạn gặp rắc rối, bạn lại ngại nhờ vả người khác. Loại tính cách và hành vi này nói một cách nhẹ nhàng là dấu hiệu của EQ thấp, nói nặng thì chính là yếu đuối.

Lời khuyên dành cho bạn là khi va phải vấn đề tương tự, bạn có thể dũng cảm và quyết đoán hơn. Người lúc nào cũng yêu cầu bạn giúp họ hết việc này đến việc khác, luôn tùy tiện hỏi vay tiền bạn mặc kệ tình trạng của bạn khi ấy ra sao, đến lúc bạn có chuyện cần nhờ người đó, cứ yên tâm, người đó sẽ chẳng bao giờ giúp bạn đâu.

Thiên An

Cho hai ly nước, trong đó một ly có độc, nếu phải uống 1 trong 2 thì chọn ly nào?: Ứng viên EQ cao đưa câu trả lời thông minh

Cho hai ly nước, trong đó một ly có độc, nếu phải uống 1 trong 2 thì chọn ly nào?: Ứng viên EQ cao đưa câu trả lời thông minh

Làm sao để phân biệt ly nước nào có độc? Nhờ câu trả lời thông minh, nam ứng viên EQ cao đã được mời đi làm.