3 thí nghiệm vui khơi dậy tình yêu khoa học ở trẻ

Những thử nghiệm khoa học đơn giản, an toàn giúp trẻ vừa chơi mà vừa học.

Lũ trẻ thường ưa thích tìm tòi, khám phá. Những đồ chơi bạn mua về, chúng đã chán ngấy và đang nhăm nhe những thứ nguy hiểm mà các phụ huynh cấm tiệt.

Những thử nghiệm khoa học hay ho này sẽ là chiếc phao cứu nguy cho bạn đấy! Bạn không phải lo lắng đâu, những thí nghiệm này rất đơn giản, dụng cụ thì hầu như nhà nào cũng có, đặc biệt là an toàn tuyệt đối với trẻ em.

Núi lửa phun trào

Chuẩn bị:

- Baking soda.

- Sơn màu đỏ.

- Nước.

- Xà bông hoặc nước rửa chén.

- Giấm.

- Bìa các tông.

- Đất sét để nặn mô hình.

chuẩn bị:

- Baking soda.

- Sơn màu đỏ.

- Nước.

- Xà bông hoặc nước rửa chén.

- Giấm.

- Bìa các tông.

- Đất sét để nặn mô hình.

Trước tiên là cuộn bìa các tông thành hình nón, cắt một lỗ tròn ngay phần chóp. Để vào trong nón một cái hộp rỗng. Đắp đất sét xung quanh nón sao cho giống ngọn núi nhất có thể. Đặt ngọn núi của bạn lên một cái khay, để tránh “dung nham” tràn lung tung.

Để thí nghiệm thành công, bước quan trọng là cách làm “dung nham”: bạn cho baking soda, nước, sơn màu đỏ vào hộp rỗng. Đừng tiết kiệm sơn vì cho ít quá thì “nham thạch” không đẹp.

Bạn có thể nhờ bé yêu giúp mình thêm xà phòng và giấm vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều. 

Giờ thì thưởng thức thành quả lao động thôi! Nguồn: lalung.vn
Giờ thì thưởng thức thành quả lao động thôi! Nguồn: lalung.vn

Vì sao lại thế? Khi giấm tiếp xúc với baking soda đã tạo ra một phản ứng hóa học. Kết quả nó sinh ra nước và khí cacbonic. Carbon dioxide đã hình thành bọt khí núi lửa. Chính vì thế, hiện tượng “phun trào núi lửa” xuất hiện.

Thổi bóng bay bằng chai

Trò chơi thú vị này sẽ cần:

- Vài cái bóng bay.

- Chai rỗng có dung tích 1 - 1,5 lít.

- Một muỗng cà phê.

- Một cái phễu.

- Baking soda.

- Giấm.

Làm thí nghiệm khoa học này khá dễ:

Các bạn đổ giấm vào 1/3 chai rỗng. Dùng phễu cho 2 - 3 muỗng baking soda vào bong bóng. Các mẹ có thể nhờ các bé phụ giúp phần này. Tiếp theo, bọc bong bóng vào miệng bình sao cho kín miệng chai, tất nhiên là phải để phần chứa baking soda nằm ở ngoài. Khi bạn dốc bong bóng lên để bột đổ xuống chai thì ngay lập tức bong bóng sẽ căng phồng lên một cách kỳ diệu.

Nguồn: vn.theasianparent.com
Nguồn: vn.theasianparent.com

Để bóng bay cao, “đụng nóc” như trong hình, bạn hãy mang nó đi chà xát nhẹ với bất kỳ vật liệu tổng hợp nào. Sau đó đặt nó lên trần là xong!

Bóng có thể ở trên đó tới 5 giờ liền đó!
Bóng có thể ở trên đó tới 5 giờ liền đó!

Làm sao như thế được nhỉ? Không có gì lạ lùng ở đây cả. Giống như thử nghiệm “núi lửa phun trào”, baking soda tác dụng với giấm tạo ra CO2 và chính khí này đã thay chúng ta “thổi” bong bóng đó! Còn vụ lơ lửng trên trần nhà là do tĩnh điện sinh ra khi bạn chà xát đấy.


Ba lớp chất lỏng

Chuẩn bị:

- một chiếc cốc rỗng

- nước

- phẩm màu

- mật đường

- dầu ăn

- đai ốc

- một quả nho

- một nắp chai nhựa

- một miếng bọt biển

Thực hiện: Đổ nước và vài giọt phẩm màu vào cốc. Tiếp theo, đổ thêm mật đường vào. Cuối cùng, đổ thêm dầu ăn và đợi khoảng 15 phút để các chất lỏng ổn định trạng thái. Bạn có 3 lớp chất lỏng xếp chồng lên nhau, không hề bị hòa lẫn.

Ba lớp chất lỏng xếp chồng lên nhau mà không bị hòa tan. Nguồn: vnexpress.net
Ba lớp chất lỏng xếp chồng lên nhau mà không bị hòa tan. Nguồn: vnexpress.net

Giải thích: Mỗi lớp chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau. Mật đường có khối lượng riêng lớn nhất nên chìm dưới đáy và dầu ăn có khối lượng riêng nhỏ nhất nên nổi lên trên cùng.

Hãy thử thả một số vật vào cốc nước để xem điều gì xảy ra. Đai ốc kim loại dày đặc nên chìm thẳng xuống đáy. Nếu thả quả nho, nó chìm xuyên qua lớp dầu ăn và nước, tuy nhiên lại nằm trên lớp mật đường do có khối lượng thấp hơn chất lỏng này. Trong khi đó, nắp chai nhựa lại nằm trên bề mặt lớp nước và miếng bọt biển nằm trên bề mặt lớp dầu ăn. Bạn có thể thử thả các vật khác vào cốc để so sánh khối lượng riêng giữa chúng với các lớp chất lỏng nhé, sẽ 

Thanh Trà (t/h)

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi của trẻ em

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi của trẻ em

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em là một quyền rất quan trọng, được ghi nhận trong Luật Trẻ em năm 2016.