4 tín hiệu tử cung đang bị bệnh tật đeo bám được bác sĩ cảnh báo

Các bệnh về tử cung, bao gồm cả ung thư ở giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh vặt khác.

Tiến sĩ Enge thuộc Bệnh viện Sản phụ khoa Đại học Phục Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) cho biết, tử cung có thể được ví như “trái tim thứ hai” của nữ giới. Bởi ngoài khả năng sinh sản, nó còn tác động rất lớn tới sức khỏe tổng thể, tuổi thọ, ngoại hình và tốc độ lão hóa của chị em. Tuy nhiên, cơ quan này lại rất dễ bị tổn thương, mắc bệnh bởi những yếu tố nhỏ hay thói quen hàng ngày.

Ông cũng nhắc nhở rằng, hầu hết các bệnh về tử cung đều có chung một số dấu hiệu, nhưng lại dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua ở giai đoạn đầu. Vì vậy, nếu gặp phải 4 tình trạng dưới đây thì tốt nhất nên đi thăm khám, bởi đó rất có thể là tín hiệu tử cung đang bị bệnh tật đeo bám:

1. Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 25 - 32 ngày. Hành kinh dài 3 - 5 ngày, không đau bụng kinh hoặc cơn đau không dữ dội. Máu hành kinh thường có màu đỏ sậm, không đông gồm máu và các mảnh vụn của niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, lượng máu mất khoảng 80ml. Nếu thỏa mãn các điều kiện vừa kể trên tức là bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khỏe mạnh và ngược lại thì là rối loạn kinh nguyệt.

4 tín hiệu tử cung đang bị bệnh tật đeo bám được bác sĩ cảnh báo

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, nhưng nếu nó kéo dài trên 2 tháng liên tiếp hoặc thường xuyên lặp lại - ngay cả khi bị đứt quãng thì Tiến sĩ Enge khuyên bạn nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Đặc biệt là nếu rối loạn kinh nguyệt đi kèm những cơn đau bụng hay thắt lưng, thay đổi cân nặng, mệt mỏi… Bởi đó có thể là do bệnh nặng ở tử cung hoặc buồng trứng.

“Lượng kinh nguyệt tăng và kinh nguyệt chậm có thể là do tăng sản nội mạc tử cung, túi thừa mổ lấy thai hoặc polyp nội mạc tử cung. Nó cũng có thể là u xơ tử cung hoặc bệnh adenomyosis. Nghiêm trọng hơn có thể là ung thư tử cung. Lượng kinh nguyệt ra ít hơn, mỗi ngày chỉ vài giọt, rất có thể sảy thai và nạo hoặc viêm, lao đã làm nội mạc tử cung bị tổn thương” - ông nói

2. Thay đổi dịch tiết vùng kín

Theo Tiến sĩ Enge: “Những bất thường về dịch tiết âm đạo cho thấy tử cung gặp vấn đề sức khỏe bao gồm tần suất, lượng và tính chất của dịch tiết”. Dịch tiết bình thường ở phụ nữ sẽ có màu trắng trong hoặc hơi đục như màu lòng trắng trứng nhưng đặc hơn một chút. Thường không có mùi hoặc chỉ tanh rất nhẹ và nhiều hơn trong những ngày sát kỳ kinh, rụng trứng.

Khi tử cung không khỏe, đũng quần của nữ giới sẽ thường ẩm ướt, có nhiều dịch tiết và tiết dịch vào cả những ngày không gần chu kỳ kinh nguyệt hay rụng trứng. Nếu nặng hơn, dịch tiết còn thay đổi cả về mùi, màu sắc và độ đặc.

Nếu bạn thay và giặt đồ lót hàng ngày nhưng cuối ngày nhận ra đồ lót có mùi khó chịu một cách rõ ràng thì tốt nhất nên đi khám phụ khoa. Một trong những mùi đặc trưng nhất của đồ lót khi tử cung bị tổn thương là mùi hôi tanh hay mùi mốc rõ rệt.

“Đặc biệt, nếu bạn kiểm tra quần lót và phát hiện dịch tiết màu xanh, vàng hoặc xanh vàng, kèm mùi hôi thì nên cẩn trọng với các viêm nhiễm buồng trứng, tử cung. Thường gặp trong viêm cổ tử cung cấp tính và viêm âm đạo do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae hoặc viêm cổ tử cung. Một số trường hợp có thể là do tác động từ khối u ác tính ở tử cung giai đoạn đầu” - Tiến sĩ Enge nhắc nhở.

4. Đau bụng dưới

Theo Tiến sĩ Enge, những cơn đau bụng bất thường là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh lý về tử cung. Ví dụ như việc bạn thường xuyên bị đau bụng kinh kéo dài. Hoặc cơn đau bụng kinh đột nhiên xuất hiện dù trước đây không có, cũng có thể là đột ngột tăng mức độ nặng đến mức khó có thể chịu đựng.

Đau bụng dưới dữ dội mỗi hành kinh thường liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung. Còn cơn đau bụng kèm với cảm giác ớn lạnh, thậm chí sốt nhẹ thì rất có thể là do ung thư ở tử cung. Đau bụng dưới âm ỉ, ngay cả khi không trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể là tín hiệu tử cung bị bệnh tật đeo bám. Thường liên quan tới u xơ tử cung.

4 tín hiệu tử cung đang bị bệnh tật đeo bám được bác sĩ cảnh báo

Cơn đau bụng thường lan ra thắt lưng, vùng chậu thì thường gặp ở người bị ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nhiều chị em còn bị đau bụng dưới khó hiểu mỗi khi giao hợp. Đây là dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ hoặc khối u tử cung đã có kích thước lớn. Nếu đau bụng dưới kèm chảy máu vùng kín nhiều thì cũng cần đi khám loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung.

4. Xuất huyết vùng kín bất thường

Có hai kiểu xuất huyết vùng kín bất thường phổ biến khi tử cung bị bệnh tật đeo bám đó là: xuất huyết giữa kỳ kinh và xuất huyết khi giao hợp.

Tiến sĩ Enge nói: “Khi nữ giới gặp vấn đề với tử cung, rất có thể sẽ bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh. Một số chị em dễ hiểu lầm là chu kỳ bị rút ngắn do rối loạn kinh nguyệt. Điều này có thể là do nội mạc tử cung bong ra bất thường hoặc chảy máu âm đạo bất thường do tổn thương trong tử cung, khối u ác tính. Đặc biệt là đối với phụ nữ đã mãn kinh mà xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường thì khả năng u xơ, ung thư tử cung là rất cao”.

4 tín hiệu tử cung đang bị bệnh tật đeo bám được bác sĩ cảnh báo

Bên cạnh đó, các chị em cũng cần hết sức cẩn trọng với triệu chứng chảy máu vùng kín sau khi giao hợp. Các triệu chứng ngắn gọn có thể không sao, nhưng nếu nó nặng hơn bình thường hoặc kiểu chảy máu có vẻ bất thường, kéo dài trong nhiều lần giao hợp thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện ngay. Bởi đây rất có thể là do khối u ác tính ở niêm mạc hoặc cổ tử cung.

Nguồn và ảnh: QQ, Women’s Health

Ngọc Ái

Phụ nữ bị nổi mụn cóc ở 5 vị trí này coi chừng đã nhiễm HPV, tiềm ẩn nguy cơ ung thư cổ tử cung và bệnh tình dục

Phụ nữ bị nổi mụn cóc ở 5 vị trí này coi chừng đã nhiễm HPV, tiềm ẩn nguy cơ ung thư cổ tử cung và bệnh tình dục

Nếu nhiễm HPV, trên cơ thể thường bị nổi mụn cóc ở 5 bộ phận dưới đây.