Bà mẹ Trung Quốc chia sẻ cách cân bằng quan niệm nuôi con giữa hai thế hệ: Vừa giúp con độc lập, vừa không làm mất lòng mẹ chồng

Có thể quan điểm nuôi dạy con cái thời hiện đại sẽ khác thời trước, nhưng không vì thế mà phủ nhận tất cả.

*Dưới đây là bài chia sẻ của bà mẹ trẻ người Trung Quốc cho câu hỏi "Vì sao thời nay nuôi một đứa con lại vất vả hơn ông bà ngày trước nuôi cả đàn con?" trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và cung cấp kiến thức)

Bởi vì đối với hầu hết mục tiêu của cha mẹ trong việc nuôi dạy con hiện nay là rèn luyện cho con khả năng sống tự lập để sau này có thể trở thành người tốt và có chỗ đứng trong xã hội. 

Mục tiêu của người thế hệ trước hầu như đều là: Con cái không khóc, được cho ăn uống đầy đủ, ngoan ngoãn khiến bản thân nở mày nở mặt. 

Sự khác biệt về xuất phát điểm trực tiếp dẫn đến sự khác biệt về mọi mặt trong chuyện nuôi dạy con cái. Tất nhiên điều này không đánh đồng với việc cha mẹ tốt hay xấu, mà chỉ là các thế hệ khác nhau có quan niệm khác nhau. Thế hệ trước còn chật vật mưu sinh, lo lắng cơm áo gạo tiền và không có nhiều thời gian, sức lực để dành cho con cái. 

Con gái tự tin mỉm cười trước ống kính
Con gái tự tin mỉm cười trước ống kính

Con lớn lên cùng bố mẹ hiện đại

Tôi và chồng đã tự chăm sóc con gái từ lúc chào đời cho đến 2 tuổi. Giai đoạn này, chúng tôi đang ở Pháp.

Về giờ giấc sinh hoạt: Từ nhỏ con đã được rèn quy luật ngủ nghỉ đều đặn, 4 tháng tuổi đã có thể tự ngủ độc lập. 

Về giáo dục: Thú vui mà bé yêu thích nhất là đọc sách từ lúc 1 tuổi, tuy chưa biết đọc nhưng bé có thể tự mình cầm sách và quan sát rất lâu. Bé cũng sẽ lẩm bẩm và cố gắng kể lại những câu chuyện trên tranh trong sách bằng ngôn ngữ kỳ lạ của trẻ nhỏ, ngày nào con cũng đòi bố mẹ kể chuyện và đọc truyện tranh. 

Về lễ nghi, phép tắc: 2 tuổi, bé đã biết chào mọi người, nói cảm ơn và hôn gió để chào tạm biệt. Đã biết cách hỏi bố mẹ trước khi làm nhiều chuyện: “Mẹ ơi, con làm được việc này được không?”. Việc gì không thể làm thì chúng tôi chỉ cần kiên nhẫn giải thích lý do. Khi sang nhà người khác chơi đồ chơi, trước tiên con sẽ hỏi: “Mẹ ơi, con chơi cái này được không?”.

Sau đó trở về Trung Quốc, chúng tôi phải chịu áp lực tài chính rất lớn để mua nhà và xe. Tôi phải ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập. Do đó chúng tôi đã nhờ mẹ chồng chăm cháu. 

Tôi rất ngưỡng mộ mẹ chồng, bà làm được tất cả mọi thứ cho cháu, tôi nghĩ đời này mình sẽ không bao giờ đạt được trình độ của bà. 

Con được chiều chuộng trong vòng tay của bà

Hai tuổi rưỡi là độ tuổi đặt ra những quy tắc cho trẻ và giúp bé học cách hòa nhập xã hội để chuẩn bị đi học mẫu giáo. 

Thế nhưng sau nửa năm ở với bà, con đã khác trước rất nhiều: 

Về sinh hoạt hàng ngày: Con bắt đầu thức dậy vào nửa đêm để đòi sữa, trước bữa chính thường đòi ăn đồ ăn vặt mình muốn. Đến giờ ăn, con lại lơ đãng, ăn không nổi mấy miếng. 

Về giáo dục: Con không còn chủ động đòi đọc sách nữa, ngày nào cũng xem tivi và điện thoại di động. Mẹ chồng nói bà không biết đọc nên đã lấy điện thoại trò chuyện video với các con và người thân ở quê. 

Về quy tắc: Con đã học thói quấy khóc, lăn lộn để đòi thứ mình muốn, vợ chồng tôi không thể nói chuyện được với con. Con thường hét lớn và đuổi chúng tôi ra khỏi phòng, đòi đi tìm bà nội.

Bà mẹ Trung Quốc chia sẻ cách cân bằng quan niệm nuôi con giữa hai thế hệ: Vừa giúp con độc lập, vừa không làm mất lòng mẹ chồng

Tối nào chúng tôi cũng nhắc nhở con đánh răng rửa mặt trước khi đi ngủ. Trước đây con bé rửa mặt cùng chúng tôi rất vui, con cảm thấy đánh răng là điều dành cho người lớn nên rất háo hức. 

Sau khi được bà nội chăm sóc, đánh răng lại trở thành quá trình giày vò với tiếng khóc. Bà nội xót cháu nên không bắt con đánh răng.

Gần đây, chúng tôi không thể chịu đựng được tình trạng này, thế là nghĩ ra kế hoạch kể cho bé nghe câu chuyện đánh răng và rèn lại thói quen. Con liền hét lên và đòi bà nội. Tôi và chồng bế con sang phòng khác. Biết bà nội không kề bên, mất đi chỗ dựa, con lập tức ngừng quấy khóc. Tôi nỏi: “Con phải đánh răng, nếu không những con quái vật trong miệng sẽ cướp hết những chiếc răng của con. Bị rụng hết răng sẽ xấu xí lắm”.  Đến đây, con mới chịu cam tâm tình nguyện mà cầm bàn chải lên tự đánh răng. 

Dung hòa và biết ơn

Bởi vì điều mà vợ chồng tôi cần cân nhắc hơn là mong con trở thành người có tính kỷ luật và độc lập, biết rằng có một số quy tắc cần phải tuân theo. Bởi lẽ, tự do trong những giới hạn nhất định sẽ mang lại cho cô ấy hạnh phúc thực sự. 

Chúng tôi đang nghĩ về lâu dài hơn, về việc con sẽ đi học, đi làm và kết hôn trong tương lai. 

Mẹ chồng nói riêng, và nhiều người thế hệ trước nói chung, chỉ nghĩ đến việc trước mắt, điều họ lo lắng là: Cháu không được khóc, nếu cháu khóc có nghĩa là mẹ đã không chăm sóc tốt cho con. Cháu không được đói bụng, con muốn ăn gì cũng được, đói cũng có nghĩa là cha mẹ chưa chăm sóc con chu đáo…. 

Nhưng thực chất, với sự chiều chuộng như vậy, tôi thật sự lo lắng về tính cách trong tương lai của con.

Bà mẹ Trung Quốc chia sẻ cách cân bằng quan niệm nuôi con giữa hai thế hệ: Vừa giúp con độc lập, vừa không làm mất lòng mẹ chồng

Bạn có thể muốn nói rằng tôi nên ngăn cản mẹ chồng ngay lập tức khi vấn đề này xảy ra.

Nhưng vấn đề là thế này: Tôi thực sự biết ơn vì mẹ chồng đã giúp đỡ chúng tôi chăm sóc trẻ khi con đang ở độ tuổi tiếp nhận những điều mới mẻ. Và tôi rất khâm phục và hiểu tình yêu của bà dành cho cháu. Nhưng tôi thực sự không thể thay đổi mục tiêu và quan niệm nuôi dạy con cái của bà, không thể thay đổi xuất phát điểm đồng nghĩa với việc tôi không thể can thiệp quá nhiều vào hành vi cụ thể của bà. 

Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức để thực hiện một số điều chỉnh mà bản thân có thể. Ví dụ, giường của con được chuyển đến phòng của chúng tôi để điều chỉnh giờ ngủ của con vào ban đêm. Buổi tối khi tôi về nhà, vợ chồng tôi nên chuẩn bị những trò chơi tương tác và giờ đọc sách chất lượng cao. Nếu thấy có vấn đề gì đó, chúng tôi sẽ đưa con ra ngoài và để gia đình ba người giải quyết vấn đề, tránh tranh cãi trước mặt mẹ chồng.

Vì vậy, hai năm đầu tiên sau khi đứa trẻ chào đời, chúng tôi ở Pháp, chồng đang học Tiến sĩ, không có áp lực tài chính để toàn thời gian chăm sóc con. Nếu có thể, tất nhiên tôi phải tự mình chăm sóc đứa bé. 

Bà mẹ Trung Quốc chia sẻ cách cân bằng quan niệm nuôi con giữa hai thế hệ: Vừa giúp con độc lập, vừa không làm mất lòng mẹ chồng

Sáu tháng tiếp theo, chúng tôi chịu áp lực rất lớn về tài chính, không thể chăm sóc con toàn thời gian, con chưa đủ tuổi đi học nên đành phải nhờ mẹ chồng. Có nhiều vấn đề nảy sinh mà chúng tôi không muốn thấy và chỉ có thể cố gắng hết sức để khắc phục. Nhưng trong thâm tâm chúng tôi vẫn biết rằng điều này chỉ là tạm thời, vì bố mẹ mới là người trực tiếp chịu trách nhiệm với con cái mình. 

Nửa năm nữa con sẽ đi học mẫu giáo, sau đó mẹ chồng tôi có thể nghỉ ngơi. Hành trình nuôi con chỉ mới bắt đầu. Có thể quan điểm nuôi dạy con cái thời hiện đại sẽ khác thời trước, nhưng không vì thế mà phủ nhận tất cả. Bản thân phải làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, tôi luôn nỗ lực để chu toàn và cân bằng ba vai trò này. Bởi nếu một vai trò bị lung lay, hai cái kia cũng sẽ bất ổn theo.

Nguồn: Zhihu

Trung Hạ

Làm bố khi mới 14 tuổi, chàng trai 'cắn răng' một mình nuôi con, câu nói của đứa trẻ về ước mơ sau này khiến ai cũng xót xa

Làm bố khi mới 14 tuổi, chàng trai "cắn răng" một mình nuôi con, câu nói của đứa trẻ về ước mơ sau này khiến ai cũng xót xa

Không có tên trong sổ hộ khẩu, cậu bé Tử Ân 4 tuổi không thể đến trường mẫu giáo.