Thông tin như trong ảnh chụp màn hình là không chính xác. |
Theo Th.s BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, cần hiểu đúng định nghĩa về "ca nghi nhiễm": "Tất cả các trường hợp đến từ vùng dịch tễ, có dấu hiệu hô hấp đều được đưa vào nhóm giám sát sàng lọc. Và có ca như vậy không có nghĩa là khu vực ấy có lưu hành dịch ở cộng đồng".
"Chỉ cần ai tiếp xúc gần với đối tượng cách ly mới cần phòng hộ. Mà người ta đã thuộc nhóm cách ly thì có nghĩa là cơ hội tiếp xúc gần của người dân đối với họ ở cộng đồng coi như bằng 0". - Bs Nguyễn Trung Cấp nói.
Trả lời PV Soha, ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) nêu rõ, thông tin trên bảng tin được lan truyền này là không chính xác.
Lãnh đạo phường Ngọc Thụy nhấn mạnh, sau khi nắm được thông tin, ngay trong chiều 4/2, công an phường đã mời người phụ nữ viết thông tin lên làm việc. Tại buổi làm việc, người phụ nữ này thừa nhận là do nghe tin đồn nên viết lên bảng tin của tổ dân phố để cảnh báo mọi người chứ không có ý gì.
Đến nay Việt Nam có 10 trường hợp nhiễm virus corona đã được xác nhận, 3 trong số đó đã bình phịc và xuất viện.
Tổng số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona tại Hà Nội đến nay là 37 trường hợp, trong đó, 31 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona. Số trường hợp phải cách ly, theo dõi chặt chẽ là 6 trường hợp.
Tung tin sai sự thật dịch corona lên Facebook nhiều trường hợp bị xử phạt
Đưa thông tin thất thiệt liên quan đến dịch viêm phổi cấp do virus corona lên mạng xã hội Facebook, nhiều trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng.