Bỏ túi bí quyết chữa loét miệng bằng thực phẩm có sẵn trong bếp

Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế. Chính vì vậy, cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

1. Sữa chua

Sữa chua có chữa nhiều lợi khuẩn nên mỗi ngày bạn ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp lợi khuẩn đi qua miệng chữa lành các vết nhiệt này.

cong-thuc-sua-chua-bi-do.jpg

2. Bã chè khô

Bạn dùng bã chè khô đắp vào nơi bị nhiệt miệng. Vì trong bã chè khô có chứa chất Tannin các chất này rất hiệu quả trong việc chữa nhiệt miệng.

3. Uống các loại nước mát

Bạn nên uống nhiều nước và đặc biệt là các loại nước như: Nước sắn dây, nước cam, nước rau ngô, nước chanh... Các loại nước này sẽ giúp liền vết nhiệt miệng nhanh hơn.

4. Mật ong

Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vết nhiệt miệng hoặc pha mật ong với nước ấm sau đó nhấp chút một. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ sau đó đắp lên vết nhiệt miệng 2 - 3 lần 1 ngày.

mat-ong-rung-tphcm.jpg

5. Khế

Đun 2-3 quả khế sau đó lấy nước khế chua ngậm. Khế chua sẽ giúp chữa lành các vết nhiệt miệng 1 cách nhanh chóng.

6. Kiêng một số đồ ăn

Trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên kiêng ăn các đồ nướng - rán hoặc đồ cay nóng - chua. Các đồ ăn này sẽ khiến vết nhiệt miệng của bạn càng lớn hơn và gây đau hơn.

7. Bổ xung thêm các loại vitamin B

Việc bổ sung thêm vitamin B1, vitamin B12 được coi như 1 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Theo nghiên cứu, một này bạn nên sử dụng vitamin B12 1 mg/ngày và thời gian trong vòng 6 tháng.

20200727_032922_340692_vtmb.max-800x800.png

8. Chườm đá lạnh

Khi bị nhiệt miệng bạn nên chườm đá lạnh sẽ hạn chế máu đến vùng bị nhiệt. Cách này sẽ giảm sưng đau nơi bị nhiệt.

9. Giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1:1 và xúc miệng hàng ngày. Trong giấm táo có chứa các Axit Acetic có khả năng diệt vi khuẩn và gia tăng lợi khuẩn. Giấm táo còn được coi là 1 loại kháng sinh tự nhiên khi điều trị nhiệt miệng.

10. Bổ sung sắt

Cách này hơi khó vì nếu muốn bổ sung sắt thì bạn phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để xem lượng sắt trong cơ thể đang thiếu là bao nhiêu.

bo-sung-sat-dung-cach1528794618.jpg

11. Bổ sung kẽm

Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Nhưng cũng như cách bổ xung sắt thì bạn cũng phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để bổ xung lượng kẽm cơ thể thiếu hụt.

12. Không sử dung các chất chứa Sodium Lauryl Sulfate

Có một số loại kem đánh răng, nước súc miệng có chữa các chất này. Theo nghiêm cứu thì các chất này làm tăng nguy cơ gây nghiệt miệng ở người sử dụng.

13. Nước muối

Súc miệng hoặc ngậm nước muối pha loãng hằng ngày. Do nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn ở các vết loét, lở và khiến những vết loét nhanh chóng lành lặn trở lại.

m-dtnb-_cn_pha_ung_t_l_nc_mui_va_suc_ming-_hng_ung_cach_resize.jpg

14. Nước cốt dừa

Súc miệng bằng dung dịch nước cốt cùi dừa ép từ 3-4 lần/ ngày. Do nước cốt cùi dừa chứa dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm sạch miệng và làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do lở miệng gây nên. 

15. Nước ép cà chua

Bạn có thể nhai sống cà chua trực tiếp hoặc xay lấy nước cốt ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Nếu đều đặn từ 3-4 lần/ ngày sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

16. Nước chè đỗ đen

Ngoài ra, theo các bài thuốc dân gian được ông cha ta truyền lại, lở miệng, nhiệt miệng là do nguyên nhân bị nóng trong người. Do đó bạn có thể sử dụng những biện pháp để giải nhiệt như uống nước đỗ đen. Bằng cách nấu đỗ đen tươi hoặc rang đỗ đen lên sau đó bỏ và ninh kỹ lấy nước đó uống hằng ngày cho công dụng giải nhiệt tốt. 

17. Nước rau má

Uống nước rau má tươi giã và hòa cùng nước đã đun sôi hoặc nấu nước râu ngô để uống thay nước lọc hằng ngày, uống đủ 1 ngày từ 1,5 đến 2 lít nước

Mộc Miên (T/H)