Đây là kết quả nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí chuyên khoa nhi JAMA Pediatrics đầu tuần này, theo hãng tin Sputnik (Nga) đưa tin. Nghiên cứu này do Trung tâm Y khoa bệnh viện nhi Cincinnati thực hiện.
Đối tượng của nghiên cứu là 47 em nhỏ trong độ tuổi từ 3-5. |
Đối tượng tham gia nghiên cứu là 47 em nhỏ (27 bé gái và 20 bé trai) trong độ tuổi từ 3-5. Các em đều được chụp cộng hưởng từ (MRI) não và kiểm tra năng lực nhận thức.
Cha mẹ các em cũng được yêu cầu hoàn thành một khảo sát liên quan tới thời gian xem màn hình của con. Họ phải trả lời những câu hỏi về tần suất xem, kiểu màn hình và nội dung theo dõi của trẻ.
Theo kết quả cho thấy, những trẻ sử dụng màn hình thiết bị điện tử thường xuyên "có những chỉ số thấp về tổ chức cấu trúc vi mô và quá trình myelin hóa ở những vùng chất trắng trong não vốn là yếu tố hỗ trợ khả năng ngôn ngữ và kỹ năng đọc hiểu".
Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo trẻ dưới 18 tháng tuổi cần được tránh xa tuyệt đối với các thiết bị màn hình điện tử.
Theo chỉ dẫn của AAP, "Cha mẹ có con từ 18-24 tháng tuổi nếu muốn cho con tiếp cận với truyền thông kỹ thuật số, họ nên chọn các loại chương trình chất lượng cao, và xem cùng con để giúp chúng hiểu rõ những gì đang xem".
Trong khi đó, với trẻ từ 2-5 tuổi, cha mẹ nên "hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình chỉ một giờ mỗi ngày với các chương trình chất lượng cao".
Trẻ từ 2-5 tuổi, cha mẹ nên "hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình chỉ một giờ mỗi ngày với các chương trình chất lượng cao". |
Ông John Hutton, người chủ trì nghiên cứu nói trên khuyến cáo về thực trạng thời gian tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử với trẻ đang tăng không chỉ ở nhà, mà còn trong nhiều bối cảnh khác.
"Truyền thông trên các màn hình đang phổ biến và tăng lên ở nhà, nơi trông giữ trẻ và trường học với những lứa tuổi nhỏ hơn rất nhiều", ông Hutton cho biết thêm. "Các phát hiện nghiên cứu này nhấn mạnh nhu cầu cần hiểu rõ các tác động của thời gian xem màn hình với bộ não, đặc biệt trong các giai đoạn bộ não đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ nhỏ, từ đó các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà hoạch định chính sách và cha mẹ cần đặt ra các giới hạn lành mạnh".
Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 10 phụ huynh thì có tới 8 phụ huynh cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Điều đáng sợ là có tới hơn 90% gia đình cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là một cách để bé ngoan ngoãn hơn. Các bố mẹ sử dụng điện thoại di động như một công cụ hữu ích, tiện lợi nhanh chóng để dỗ dành trẻ, để cho trẻ thôi quấy khóc cho ngay điện thoại di động để chơi, để cho trẻ tập trung ăn được nhiều hơn cách tốt nhất là mở điện thoại di động hay máy tính bảng. Chính những thói quen đó từ các bậc phụ huynh đã gây ra những tác hại khôn lường đối với sự phát triển của trẻ.
Sau kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y khoa bệnh viện nhi Cincinnati, có lẽ cha mẹ Việt nên tìm giải pháp khác lành mạnh hơn để con vẫn ngoan mà không bị ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.
Chuyên gia tâm lý bật mí bí quyết 5 chữ "N" để dạy con dành cho các bậc cha mẹ
Làm thế nào để không hoang mang và gặp áp lực khi bị người khác đánh giá con chưa ngoan hay con gầy quá, con béo quá...