Một phụ nữ ở Hà Nội bị lừa chuyển 20 triệu đồng cho kẻ xấu. Cụ thể, ngày 28/1, chị nhận được tin nhắn vay tiền từ tài khoản Facebook của người em trong công ty nên đã gọi điện kiểm tra. Người này nói rằng đang bận nên chỉ nói được khoảng 4 giây rồi tắt mát. Tin tưởng, chị chuyển khoản theo thông tin trong tin nhắn.
Không lâu sau đó, tài khoản trên tiếp tục gửi tin nhắn đề nghị chuyển thêm 40 triệu đồng. Lúc này, người phụ nữ trên số điện thoại của người em để hỏi lý do thì mới biết người này đã bị "hack" Facebook. Tài khoản vẫn hoạt động nhưng chủ tài khoản không thể đăng nhập.
Cách thức này đã có từ lâu nhưng rộ lại từ tháng 12/2020 với mánh khóe tinh vi hơn, khiến nhiều người dù cảnh giác vẫn bị lừa. Kẻ xấu chuẩn bị sẵn ảnh hoặc video mà người dùng đăng tải trước đó, sau đó đưa lên trước camera để gọi videocall cho nạn nhân. Đa phần nạn nhân có thể nhìn thấy mặt, nhưng không thể nói chuyện và xác minh chính xác.
Theo ông Huỳnh Ngọc Minh, chuyên gia về các dịch vụ trên nền tảng mạng xã hội, thực tế, những tài khoản tích xácnh chỉ khó bị "report" (báo cáo) và giả mạo còn vẫn dễ bị hack.
"Có nhiều nguyên nhân khiến tài khoản bị chiếm quyền truy cập, có thể chủ tài khoản vô tình lộ địa chỉ email, mật khẩu, hoặc cấp quyền truy cập cho các ứng dụng không an toàn của bên thứ ba", chuyên gia này phân tích.
Hình thức "hack" nick với chiêu trò phổ biến là nhờ bình chọn cuộc thi, hoặc "tag" vào các bài viết gây sốc, sau đó yêu cầu người xem phải đăng nhập Facebook để thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là trang web phishing - có giao diện giống trang của Facebook. Khi người dùng nhập thông tin, chúng sẽ được gửi đến hacker. Các chuyên gia khuyên người dùng nên đặt mật khẩu 2 lớp cho các tài khoản, đồng thời không bấm vào các đường link lạ, không cài phần mềm không rõ nguồn gốc lên smartphone.
Người dùng mạng xã hội cũng cần cảnh giác với những trào lưu, như xem bói, hạn chế tham gia khi chưa biết rõ nguồn gốc của chúng. Nếu được nhắn tin hỏi vay tiền, người dùng nên gặp trực tiếp hoặc gọi qua số điện thoại để xác minh.
Bất ngờ với những dòng "tâm thư" của học sinh lớp 8 ở Hà Nội gửi cha mẹ
"Bố mẹ hãy quan tâm, làm bạn với con, nếu không chỉ vài tháng sau hoặc có khi không tới, bố mẹ sẽ lại ôm mặt khóc và nói từ biết thế...".