Nhóm chuyên gia tại Singapore đưa ra cảnh báo các nước có thể phải đối mặt sự xuất hiện của virus mới mang tên SARS-CoV-3, lây truyền từ người ngược trở lại dơi.
Theo Straits Times, GS Wang Linfa của Chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y khoa Duke thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết đại dịch mới có thể xuất hiện nếu virus trên được chứng minh lây nhiễm từ người trở lại động vật.
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết loại SARS-CoV-2 có nguồn từ dơi ở châu Á, sau đó nhảy sang một loại động vật khác như cầy hương hoặc tê tê trước khi truyền sang người.
Phát hiện mớiGS Wang nhấn mạnh: "Những gì xảy ra tiếp theo là sự lây truyền mạnh mẽ virus từ người sang người. Song, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là loại virus này có thể dễ dàng lây ngược trở lại từ người sang động vật”.
Chuyên gia cũng đặt ra giả thuyết một người bị nhiễm bệnh để lại trái cây, thực phẩm ăn dở. Sau đó, một con dơi nhặt được và ăn tiếp, hình thành chuỗi lây nhiễm mới.
"Dơi có hệ thống miễn dịch rất độc đáo, chúng có thể duy trì virus mà không phát triển bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn có thể đột biến và truyền sang động vật X, Y hoặc Z. Vì vậy, khi virus đột biến đó chuyển sang động vật X, Y, Z và đến với con người, đây sẽ là nơi chúng ta mắc bệnh X, Y, Z hoặc SARS-CoV-3", GS Wang giải thích.
GS Wang cho hay, càng xâm nhập nhiều loài khác nhau, virus càng phải thay đổi nhiều hơn. Một trong những virus mới này có thể trở thành SARS-CoV-3.
Giáo sư Wang là thành viên của nhóm chuyên gia Singapore đã nuôi cấy thành công loại virus mới sau khi nó xuất hiện ở Vũ Hán vào năm ngoái. Ông cũng là thành viên của Ủy ban khẩn cấp do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập từ đầu đại dịch.
Với cảnh báo này, các quốc gia cần có sự chuẩn bị cho một đại dịch mới có thể xuất hiện. GS Wang đề xuất ba mức độ chuẩn bị.
Đầu tiên sẽ là giai đoạn trước khi xuất hiện, các nước cần xem xét những loại virus nào có ở các loài động vật và động vật nào là loài mà con người buôn bán và tiêu thụ thường xuyên nhất. Các nhà khoa học sẽ cần phối hợp chính phủ, tổ chức quốc tế để đánh giá rủi ro, chuẩn bị các biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Mức độ thứ hai sẽ là giai đoạn cảnh báo sớm. Khi xuất hiện những trường hợp nghiêm trọng, bất thường tại đơn vị y tế địa phương, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của virus mới.
Cấp độ thứ 3 - khi virus bắt đầu lây lan, biện pháp cuối cùng là phát triển vaccine và phương pháp điều trị. Hiện vấn đề này đang được nhóm các nhà khoa học tại Trường Y khoa Duke thuộc Đại học Quốc gia Singapore nghiên cứu.
Giáo sư Wang và cộng sự đang nghiên cứu thiết bị tăng cường để cung cấp phạm vi bảo vệ rộng hơn các biến chủng SARS-CoV-2 trong tương lai và virus corona khác. Theo ông, cuộc tấn công tăng cường nhắm vào SARS-Cov-1, nguyên nhân gây ra bệnh SARS, đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy có hiệu quả, dự định được thử nghiệm trên người.
Ông Wang và cộng sự sẽ tuyển thêm tình nguyện viên là các bệnh nhân đã khỏi SARS từ nhiều nơi như Hong Kong, Quảng Châu (Trung Quốc) hoặc Toronto (Canada). Họ tìm hiểu mức độ miễn dịch mà các tình nguyện viên có thể phát triển khi được tiêm các vaccine khác như Moderna, Sinovac hoặc AstraZeneca.
Bão số 7 giật cấp 10 ngay trên quần đảo Hoàng Sa, Bắc và Trung Bộ mưa lớn
Hiện nay, vị trí tâm bão số 7 ở ngay trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo, trong 24 giờ tới, bão số 7 di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm.