Chuyên gia đa ngành thảo luận: Thực trạng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam

Hội thảo là một diễn đàn khoa học quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí tại Việt Nam.

Chiều 17/10, tại Hà Nội, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Thực trạng các nguồn thải chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam, tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân và góp ý kiến cho nội dung của Phiếu, địa điểm, tuyến điều tra khảo sát hiện trạng thực thi Chính sách, pháp luật và nhận thức của người dân, cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí”.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học: “Thực trạng các nguồn thải chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam, tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân và góp ý kiến cho nội dung của Phiếu, địa điểm, tuyến điều tra khảo sát hiện trạng thực thi Chính sách, pháp luật và nhận thức của người dân, cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí”
Toàn cảnh Hội thảo khoa học: “Thực trạng các nguồn thải chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam, tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân và góp ý kiến cho nội dung của Phiếu, địa điểm, tuyến điều tra khảo sát hiện trạng thực thi Chính sách, pháp luật và nhận thức của người dân, cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí”

Hội thảo là một hoạt động thiết thực triển khai tiến độ của đề tài Tư vấn phản biện và Giám định xã hội 2024: “Thực trạng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam” do PGS.TS Bùi Thị An - Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng làm Chủ nhiệm.

Hội thảo thu hút được sự quan tâm, tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực: môi trường, y tế, nông nghiệp, kiến trúc... Đây là một diễn đàn khoa học quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí tại Việt Nam.

GS.TS Đặng Kim Chi và PGS.TS Bùi Thị An điều hành Hội thảo
GS.TS Đặng Kim Chi và PGS.TS Bùi Thị An điều hành Hội thảo

Thực trạng báo động về Ô nhiễm không khí

Theo báo cáo tại Hội thảo, ô nhiễm không khí đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Nguồn thải chính gây ô nhiễm đến từ hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là xe máy và ô tô, cùng với các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Bụi PM2.5 là vấn đề đáng báo động, vượt quy chuẩn quốc gia và gấp 3 lần tiêu chuẩn của WHO, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, môi trường và kinh tế.

PGS.TS. Lưu Đức Hải phân tích về
PGS.TS. Lưu Đức Hải phân tích về "Thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường không khí gây ra ở Việt Nam trong những năm gần đây"

Phân tích về "Thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường không khí gây ra ở Việt Nam trong những năm gần đây", PGS.TS. Lưu Đức Hải đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, bao gồm việc giảm năng suất lao động và chi phí y tế và phúc lợi xã hội cứu chữa các bệnh do bụi mịn gây ra là rất lớn.

Theo báo cáo của Đinh Đức Trường và các tác giả Trường Đại học Kinh tế quốc dân công bố vào ngày 14/1/2019 [11]; thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí được tính trên cơ sở đo lường tổng thu nhập bị mất do chết trước tuổi kỳ vọng vì ô nhiễm không khí và đo lường mức độ chi trả của xã hội cho giảm rủi ro tử vong từ ô nhiễm không khí vào năm 2018 dao động từ 10,82-13,63 tỷ USD (tương đương từ 240.000 tỷ đồng) trở lên, tương đương 4,45%- 5,64% GDP năm 2018” - PGS.TS. Lưu Đức Hải cho biết.

ThS.BS. Nguyễn Trọng An với tham luận về
ThS.BS. Nguyễn Trọng An với tham luận về "Hiện trạng ô nhiễm không khí - ảnh hưởng có hại của không khí bị ô nhiễm đến sức khỏe người dân Việt Nam"

ThS.BS. Nguyễn Trọng An cũng đưa ra cảnh báo về "Hiện trạng ô nhiễm không khí - ảnh hưởng có hại của không khí bị ô nhiễm đến sức khỏe người dân Việt Nam". Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư và nhiều bệnh khác. Trẻ em, người già và phụ nữ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Giải pháp từ chính sách đến nhận thức cộng đồng

Hội thảo đã tập trung thảo luận về các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí, từ việc hoàn thiện chính sách pháp luật đến nâng cao nhận thức cộng đồng.

TS. Nguyễn Văn Liêm đưa ra 9 giải pháp để công tác thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí đạt hiệu quả cao
TS. Nguyễn Văn Liêm đưa ra 9 giải pháp để công tác thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí đạt hiệu quả cao

TS. Nguyễn Văn Liêm đã giới thiệu "02 loại Mẫu phiếu, địa điểm, tuyến điều tra khảo sát hiện trạng thực thi Chính sách, pháp luật và nhận thức của người dân, cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh". Đây là công cụ quan trọng để đánh giá thực trạng thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

Với những tham luận về “Các Quy chuẩn kỹ thuật về Bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam và so sánh với một số nước trên thế giới và chỉ tiêu bảo vệ môi trường không khí của Tổ chức Y tế Thế” và “Hiện trạng chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam và một số kiến nghị” TS. Nguyễn Văn Liêm đã chỉ ra rằng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam, mặc dù đang được hoàn thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế.  Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng không khí, tham luận đề xuất xây dựng Luật Không khí sạch, tương tự như Luật Đất đai hay Luật Tài nguyên nước, nhằm điều chỉnh toàn diện các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường không khí. Luật này cần quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm Nhà nước, tổ chức, cá nhân và cộng đồng, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể như tăng cường đầu tư cho công tác kiểm soát ô nhiễm, nâng cao năng lực cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Hội thảo cũng đã thảo luận và góp ý kiến đối với 9 kiến nghị nhằm xây dựng chính sách, cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí, nâng cao chất lượng sức khỏe môi trường.

PGS.TS Lưu Đức Hải phát biểu tại Hội thảo
PGS.TS Lưu Đức Hải phát biểu tại Hội thảo

PGS.TS Lưu Đức Hải bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc xây dựng luật chuyên sâu về ô nhiễm không khí. Ông cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để Việt Nam ban hành Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch với những quy định rõ ràng, cụ thể về phương pháp tính toán, tiêu chuẩn chất lượng...

PGS.TS Lưu Đức Hải cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình xây dựng luật, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của luật trong thực tiễn.

GS.TS Phạm Ngọc Đăng, người đã tham gia xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường ngay từ những ngày đầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là việc xây dựng "Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà" dựa trên các kết quả đo lường thực tế tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. GS.TS Phạm Ngọc Đăng đề cao  tính thực tiễn trong xây dựng chính sách, giải pháp. Ông cho rằng cần giảm bớt các tiêu chuẩn cơ bản, tập trung vào khảo sát, thu thập số liệu thực tế và đề ra tầm nhìn dài hạn. GS.TS Phạm Ngọc Đăng khẳng định vai trò then chốt của người dân trong công tác bảo vệ môi trường không khí. Ông cho rằng cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân mới có thể đạt được kết quả mong muốn.

GS.TS Phạm Ngọc Đăng khẳng định vai trò then chốt của người dân trong công tác bảo vệ môi trường không khí. Ông cho rằng cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân mới có thể đạt được kết quả mong muốn.
GS.TS Phạm Ngọc Đăng khẳng định vai trò then chốt của người dân trong công tác bảo vệ môi trường không khí. Ông cho rằng cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân mới có thể đạt được kết quả mong muốn.

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tài nguyên nước, đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, để đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

GS.TS Nguyễn Văn Cách nhấn mạnh tính chất lan tỏa mạnh mẽ của ô nhiễm không khí, đồng thời cho rằng cần ưu tiên hàng đầu các yếu tố về chính sách và người thực thi.

PGS.TS Trần Thị Thúy Hạnh đánh giá cao tính thời sự và cấp bách của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già. Bà cho rằng ô nhiễm không khí không chỉ gây ra các bệnh về đường hô hấp mà còn làm thay đổi mô hình bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

PGS.TS Trần Thị Thúy Hạnh đánh giá cao tính thời sự và cấp bách của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi.
PGS.TS Trần Thị Thúy Hạnh đánh giá cao tính thời sự và cấp bách của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi.

PGS.TS Trần Thị Thúy Hạnh bày tỏ sự đồng tình với 9 giải pháp mà đề án đưa ra, tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng cần phải có những nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng trước khi triển khai các giải pháp này, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

ThS Hoàng Thị Ái Nhiên khẳng định tính cấp thiết của vấn đề ô nhiễm không khí và đánh giá cao ý nghĩa của đề án. Bà cho rằng tất cả các giải pháp được đề xuất đều quan trọng, đặc biệt là giải pháp giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng.

Bên cạnh việc xây dựng Luật Không khí, ThS Hoàng Thị Ái Nhiên đề xuất cần rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường không khí.
Bên cạnh việc xây dựng Luật Không khí, ThS Hoàng Thị Ái Nhiên đề xuất cần rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường không khí.

ThS Hoàng Thị Ái Nhiên nhấn mạnh vai trò then chốt của nhận thức, không chỉ của người dân mà còn của cán bộ quản lý. Bà cho rằng, nếu người ra quyết định không nắm vững vấn đề thì việc thực thi chính sách sẽ không hiệu quả.

Bên cạnh việc xây dựng Luật Không khí, ThS Hoàng Thị Ái Nhiên đề xuất cần rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường không khí.

AHLĐTKĐM.GS.TS Nguyễn Thị Trâm, chuyên gia nông nghiệp, chỉ ra rằng việc sản xuất lúa gạo hiện nay, tuy đã đạt được năng suất cao và đảm bảo an ninh lương thực, nhưng lại gây ra những vấn đề đáng lo ngại về môi trường do sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

AHLĐTKĐM.GS.TS Nguyễn Thị Trâm phát biểu tại Hội thảo
AHLĐTKĐM.GS.TS Nguyễn Thị Trâm phát biểu tại Hội thảo

GS.TS Nguyễn Thị Trâm cũng cho biết thêm, Nhà nước đang tập trung đầu tư vào sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và hướng tới các sản phẩm nông nghiệp có chứng chỉ carbon. Tuy nhiên,  việc này cũng đặt ra nhiều thách thức mới cần được giải quyết.

GS.TS Tô Thị Toàn khẳng định tính cấp thiết của vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, kéo theo sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật, giao thông... gây ảnh hưởng đến môi trường.

GS.TS Tô Thị Toàn nhấn mạnh, ngay từ giai đoạn thiết kế đô thị, cần tính toán đến các yếu tố môi trường sống như cây xanh, ánh sáng...  Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền và người dân.

GS.TS Tô Thị Toàn phát biểu tại Hội thảo
GS.TS Tô Thị Toàn phát biểu tại Hội thảo

GS.TS Tô Thị Toàn cho rằng, các nhà khoa học có thể đưa ra nhiều giải pháp, nhưng hiệu quả thực thi phụ thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của cả người dân và các cấp quản lý. Cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân, đồng thời, các cấp quản lý cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường.

GS.TS Đặng Kim Chi phát biểu tổng kết Hội thảo.
GS.TS Đặng Kim Chi phát biểu tổng kết Hội thảo.

Kết thúc hội thảo, các đại biểu đều thống nhất nhận định, ô nhiễm không khí là vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết. Các đại biểu đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức đồng bộ từ lãnh đạo các cấp đến cộng đồng dân cư về vấn đề ô nhiễm không khí. Trên cơ sở đồng thuận về nhận thức, các giải pháp, chính sách, pháp luật mới có thể được thực thi một cách hiệu quả.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Diệu Thuần - Hoàng Toàn

Miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm gì để giữ sức khoẻ?

Miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm gì để giữ sức khoẻ?

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo dài nhiều ngày qua, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.