Cơ quan chức năng cảnh báo: Nghe điện thoại từ số lạ, nếu có dấu hiệu này phải cúp máy ngay!

Hoạt động lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi và nếu thiếu cẩn trọng có thể gây thiệt hại không nhỏ.

Thời gian qua có nhiều phản ánh về các thủ đoạn về tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đã diễn ra. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với Bộ Công an có giải pháp quản lý chặt chẽ và biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng lừa đảo trên.

Cuộc gọi quảng cáo không mong muốn, cuộc gọi mạo danh, có dấu hiệu lừa đảo,... là hiện tượng không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Công ty cung cấp giải pháp Hiya khảo sát trong quý II-2023, hệ thống của Hiya trên toàn cầu đã ghi nhận 6,5 tỷ cuộc gọi bị phản ánh là cuộc gọi không mong muốn - tương ứng trung bình 70 triệu cuộc/ngày.

Ở Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 570 nghìn phản ánh trong đó có hơn 104 nghìn phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo (chiếm ~ 18% tổng số phản ánh).

Những cuộc điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

Lực lượng công an toàn quốc đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Qua đó, nắm được thủ đoạn, phương thức phạm tội của các đối tượng chủ yếu bằng việc gọi điện thoại trực tiếp cho bị hại để đánh vào tâm lý nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Phương thức phạm tội của các đối tượng chủ yếu bằng việc gọi điện thoại trực tiếp cho bị hại để đánh vào tâm lý nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh hoạ)
Phương thức phạm tội của các đối tượng chủ yếu bằng việc gọi điện thoại trực tiếp cho bị hại để đánh vào tâm lý nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh hoạ)

- Thủ đoạn thứ nhất, tội phạm mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản.

- Thứ 2, tội phạm giả danh cán bộ của các cơ quan như công an, viện kiểm sát, tòa án, hải quan, CSGT… bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP… từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại.

- Thủ đoạn tiếp theo là giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề (như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí…) gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về; yêu cầu muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

- Thủ đoạn thứ 4, các đối tượng mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G, 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại... Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản.

8 khuyến cáo của Cục A05 giúp người dân phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Tại cuộc họp báo của Bộ TT&TT ngày 5/10, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã nêu ra tám khuyến cáo để giúp người dân phòng tránh lừa đảo trực tuyến. Cụ thể như sau:

Bộ Công an khuyến cáo người dân chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo để tránh trở thành nạn nhân. (Ảnh minh hoạ)
Bộ Công an khuyến cáo người dân chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo để tránh trở thành nạn nhân. (Ảnh minh hoạ)

- Cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điện thoại cố định mà người gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo yêu cầu cung cấp qua điện thoại thông tin phục vụ điều tra.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các trang, tài khoản mạng xã hội.- Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của mình cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch của người đó.- Không nhấp vào đường link hoặc mở các tệp đính kèm trong thư điện tử, tin nhắn được gửi từ địa chỉ không xác định.

- Trường hợp nhận được tin nhắn vay mượn tiền hoặc nhờ chuyển khoản tiền, người dân cần xác minh lại thông tin.- Kiểm tra kỹ thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, bởi lẽ các website chính thức của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn như dùng giao thức “https”.

- Tuyệt đối không được cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân, không nhận mở tài khoản, chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết.

- Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết.

Tổng hợp

Huỳnh Duy

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo, hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo, hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID

Theo Công an TP.HCM, lực lượng Công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân; không hướng dẫn kích hoạt qua gọi điện thoại.