Theo tờ Hindustan Times ngày 20/4, thiết bị này được đánh giá là hết sức cần thiết giúp New Delhi đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp.
Chiếc máy thở chỉ có giá khoảng 2.500 rupee (32,68 USD), là loại rẻ nhất kiểu này trên thế giới. Thiết bị không cần điện để hoạt động và cũng không cần nhập khẩu linh kiện để sản xuất. Máy thở này duy trì áp suất và kiểm soát mức oxy để giữ nhịp thở.
Giám đốc điều hành Cơ quan cải cách thể chế quốc gia Ấn Độ (NITI Aayog) Amitabh Kant đánh giá những đổi mới như vậy sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các trung tâm y tế nông thôn và các bệnh viện địa phương, nhờ chi phí thấp và dễ sản xuất. Một ưu điểm nữa là máy thở này có thể cầm tay, sử dụng tiện lợi và dùng một lần.
Khoảng từ 15-20% số người nhiễm COVID-19 nhập viện cần có máy thở. Ảnh minh họa. |
Với giá bán 2.500 rupee, đây có thể là máy thở có chi phí thấp nhất thế giới. Công ty Dynamatic Tech chuyên sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao cho các ứng dụng liên quan đến ô tô, hàng không và bảo mật, và là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cho Airbus và Boeing.
Tính đến sáng 20/4, Ấn Độ ghi nhận 17.265 ca mắc COVID-19, trong đó có 543 người tử vong. Một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 4 ước tính Ấn Độ sẽ phải cần đến 1 triệu máy thở để đối phó với dịch bệnh khi lên đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, theo hầu hết các thống kê hiện nay thì Ấn Độ mới chỉ có chưa đến 50.000 máy thở.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 5 người nhiễm virus corona thì có 1 người cần nhập viện. Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch đang cố gắng mua thiết bị y tế phù hợp cho việc điều trị.
Theo Đại học Johns Hopkins, các bệnh viện tại Mỹ có thể cần thêm nửa triệu máy thở trong đợt đại dịch COVID-19. Nhu cầu của các ICU về mặt hàng này đã tăng vọt, khi bệnh nhân nhiễm virus corona tràn ngập.
Vương quốc Anh, với hơn 120.000 ca nhiễm bệnh, đang tìm kiếm 18.000 máy thở. Còn tại Ý, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu, cho đến nay đã phân phối hơn 2.700 máy thở cho các khu vực bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Pháp đặt mục tiêu sản xuất thêm 10.000 khẩu trang chuyên dùng và có 10.000 ICU hoạt động. Tại Đức, nơi có nhiều giường dự phòng trong các ICU, đã gửi 50 máy thở đến Tây Ban Nha và 60 máy đến Anh trong tháng Tư.
Theo các số liệu CNN có được, khoảng từ 15-20% số người nhiễm COVID-19 nhập viện cần có máy thở.