Đặt thể hang nhân tạo – giải pháp hiệu quả cho nam giới bị rối loạn “chuyện ấy”

Hiện nay rối loạn “chuyện ấy” ở nam giới đang có xu hướng gia tăng, trở thành nỗi ám ảnh của nam giới.

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan đến lối sống, yếu tố môi trường, nội tiết, bệnh lý rối loạn chuyển hóa và nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống…

Nam bệnh nhân đặt thể hang là anh P.H.M 43 tuổi, bị RLCD nặng nhiều năm. Trước đó, bệnh nhân này đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, điều trị bằng sóng xung kích,… nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Khi đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, anh đã được các bác sĩ đặt thể hang nhân tạo, phương pháp điều trị hiệu quả cao nhất hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Quang – Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam và các bác sĩ đang thực hiện ca phẫu thuật
PGS.TS Nguyễn Quang – Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam và các bác sĩ đang thực hiện ca phẫu thuật

Ths. BS Đinh Hữu Việt – Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, đặt thể hang nhân tạo (IPP) điều trị RLCD là kỹ thuật hiện đại và khá mới tại Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc, bệnh Peyronie, xơ hóa thể hang, sau phẫu thuật, chuyển giới, liệt dương sau đột quỵ, chấn thương tủy sống… Để chuẩn bị cho phẫu thuật đặt thể hang, từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện đã cử các bác sĩ đi đào tạo chuyên sâu, bài bản tại Hàn Quốc, Thái Lan… Đồng thời, Bệnh viện mời các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong nước và quốc tế trực tiếp đến để đào tạo và tập huấn kỹ thuật này.

Cũng theo Ths. BS Đinh Hữu Việt, ca phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo được diễn ra trong hơn một giờ đồng hồ với trang thiết bị hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quá trình phẫu thuật như vô trùng tuyệt đối để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, biến chứng phù nề, đau tức hay chảy máu. Đặc biệt, nam bệnh nhân được gây mê hoàn toàn nên sẽ không cảm thấy đau đớn khi thực hiện quá trình này.

Ths. BS Đinh Hữu Việt thăm khám nam bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật
Ths. BS Đinh Hữu Việt thăm khám nam bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật

Sau hơn một tháng thực hiện phẫu thuật, anh P.H.M cảm thấy rất hài lòng với thể hang nhân tạo. Hiện tại, việc đáp ứng vật thể hang đang tiến triển khá tốt và nam bệnh nhân đang tập cương nhân tạo theo ý muốn.

“Nam giới đặt thể hang nhân tạo gần như không bị vướng víu, khó chịu, không gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, có thể điều khiển độ cương cứng theo ý muốn và đặc biệt “đối tác” dường như không phát hiện được dụng cụ này”, bác sĩ Việt chia sẻ.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được xuất viện sau một vài ngày và mất khoảng 8 -12 tuần để có thể bình thường trong quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc và chăm sóc hậu phẫu tốt để nhanh liền sẹo và cơ thể chấp nhận thể hang.

Các bộ phận của thể hang nhân tạo
Các bộ phận của thể hang nhân tạo

“Không giống như điều trị bằng thuốc cần uống thường xuyên và có thể có tác dụng phụ, IPP là giải pháp lâu dài cho bệnh nhân RLCD, có thể sử dụng trong 10-15 năm hoặc thậm chí lâu hơn, giúp nam giới an tâm và tự tin trong quan hệ tình dục.” PGS.TS Nguyễn Quang – Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam nhận định.

Hiện nay, ở Việt Nam rất ít đơn vị y tế được cấp phép thực hiện phẫu thuật khó này vì cần đảm bảo nhiều tiêu chí liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại. Bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề ngoại khoa, được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật tạo hình.

Trần Hạnh

PGS Vương Thị Ngọc Lan và hành trình hoàn thành ước mơ của bệnh nhân hiếm muộn

PGS Vương Thị Ngọc Lan và hành trình hoàn thành ước mơ của bệnh nhân hiếm muộn

PGS.TS. BS Vương Thị Ngọc Lan đã mang lại niềm hạnh phúc làm cha làm mẹ cho hàng chục ngàn bệnh nhân hiếm muộn.