Theo đó, Công ty TNHH Y tế FBioMed sẽ tài trợ sinh phẩm tế bào gốc và kinh phí thực hiện cho nghiên cứu ứng dụng điều trị hiếm muộn bằng tế bào gốc theo các dự án điều trị cụ thể tại Bệnh viện Hùng Vương.
Theo bà Hoàng Thị Diễm Tuyết, PGS. TS. BS Bệnh viện Hùng Vương, liệu pháp bơm tế bào gốc trung mô có nguồn gốc cuống rốn vào buồng tử cung ở bệnh nhân chuyển phôi trữ có nội mạc tử cung mỏng trong điều trị hiếm muộn ở nữ giới là một kỹ thuật mới, mở ra cơ hội điều trị cho rất nhiều bệnh nhân vốn không có cơ hội mang thai.
Đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn và nhân văn sâu sắc, là thử nghiệm lâm sàng tiên phong trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn bằng tế bào gốc tại Việt Nam, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Sự thành công của đề tài sẽ mở ra cơ hội điều trị lâm sàng, đặc biệt ý nghĩa đối với những bệnh nhân hiếm muộn nói riêng và những gia đình đã, đang có ý định lưu giữ tế bào gốc nói chung.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn trên thế giới và cả Việt Nam đều rất đáng báo động. Tỷ lệ vô sinh thế giới hiện nay khoảng 8-15% tùy theo quốc gia.
Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ sinh ít nhất, vô sinh cao nhất. Tỷ lệ vô sinh của Việt Nam là 7,7%; tương đương khoảng 1 triệu cặp đôi, trong đó 50% là vợ chồng dưới 30 tuổi.
Tế bào gốc là một tế bào có khả năng độc đáo để phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể. Trong điều kiện thích hợp trong cơ thể hoặc phòng thí nghiệm, các tế bào gốc phân chia để tạo thành nhiều tế bào gọi là tế bào con.
Các tế bào con này hoặc trở thành tế bào gốc mới (tự đổi mới) hoặc trở thành tế bào chuyên biệt (biệt hóa) với chức năng cụ thể hơn, chẳng hạn như tế bào máu, tế bào não, tế bào cơ tim hoặc tế bào xương. Ngoài tế bào gốc, không có tế bào nào khác trong cơ thể có khả năng tự nhiên để tạo ra các loại tế bào mới.
Tế bào gốc là gì?